Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Thu 400 triệu USD, thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu của Việt Nam được “săn đón”
03 | 07 | 2024
Xuất khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu của Việt Nam tháng 5 tăng nhẹ, lũy kế 5 tháng giảm so với cùng kỳ năm 2023.

Nguồn: kinhte.congthuong.vn

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu của Việt Nam trong tháng 5 đạt 92,34 triệu USD, tăng 3,4% so với tháng 4/2024. Lũy kế trong 5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu nhóm hàng thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu đạt trên 403,71 triệu USD, giảm 5,3% so với 5 tháng đầu năm 2023.

Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu lớn nhất của Việt Nam, chiếm 40,2% tổng kim ngạch xuất khẩu, đạt hơn 162,25 triệu USD trong 5 tháng đầu năm. Tuy nhiên, con số này giảm 15,6% so với cùng kỳ năm 2023.

, thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam đang thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia
Thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam đang thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia

Đứng thứ 2 là thị trường Mỹ với thị phần 12,6%, tăng mạnh 100% so với năm trước với kim ngạch đạt hơn 51 triệu USD. Campuchia là thị trường lớn thứ 3 với thị phần 11,8%, đạt hơn 47 triệu USD.

Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á đạt gần 122,72 triệu USD, giảm 13% so với 5 tháng đầu năm 2023, chiếm 30,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu của cả nước.

Thu 400 triệu USD, thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu của Việt Nam được “săn đón”

Trung Quốc hiện là quốc gia sản xuất thịt heo số 1 thế giới và cũng là nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu toàn cầu. Tuy nhiên, nguồn cung trong nước không ổn định khiến họ phải nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu từ các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Năm 2022, sản lượng thịt lợn của Trung Quốc đạt 55,41 triệu tấn, tăng 4,6% so với năm 2021.

Ngoài ra, dù có sản lượng thức ăn chăn nuôi lớn, Việt Nam mới chỉ đáp ứng được hơn 40% nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất thức ăn chăn nuôi từ trong nước. Nước ta phải nhập khẩu trung bình 20 - 22 triệu tấn nguyên liệu mỗi năm, trong đó ngô chiếm khoảng 50% và lúa mì chiếm khoảng 10%. Năm 2022, sản lượng thức ăn chăn nuôi của Việt Nam đạt 26,72 triệu tấn, đứng thứ 8 thế giới.

Bên cạnh đó, nhờ tiềm năng phát triển mạnh mẽ, thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam đang thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia, trong đó có nhiều doanh nghiệp FDI. Một số cái tên tiêu biểu như Cargill Group (Mỹ), Haid (Trung Quốc), CP Group (Thái Lan), De Heus (Hà Lan), BRF (Brazil), Mavin (Pháp), Japfa (Singapore), CJ (Hàn Quốc),...

Với nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc động vật, ngành thức ăn chăn nuôi Việt Nam được dự đoán sẽ có triển vọng tăng trưởng tốt trong năm 2024. Gần một nửa số chuyên gia và doanh nghiệp trong ngành cho biết họ lạc quan về điều này, đặc biệt là khi giá nguyên liệu dự kiến sẽ giảm nhiệt.



Báo cáo phân tích thị trường