Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Thị trường thực phẩm năm 2010 sẽ đối mặt nhiều áp lực
14 | 01 | 2010
Thị trường thực phẩm năm 2010 sẽ đối mặt với nhiều áp lực do thuế nhập khẩu thức ăn chăn nuôi tăng lên. Bên cạnh đó, cạnh tranh giữa thực phẩm trong nước với thực phẩm nhập ngoại cũng tăng thuế nhập khẩu giảm theo các cam kết mở cửa thị trường.

Thuế nhập khẩu đối với nhiều mặt hàng thực phẩm của Việt Nam đã được cắt giảm so với mức thuế trước đó từ 1-6%, trong đó mức giảm chủ yếu là 2-3%.

Thị trường thực phẩm năm 2010 sẽ đối mặt với nhiều áp lực do thuế nhập khẩu thức ăn chăn nuôi tăng lên. Bên cạnh đó, cạnh tranh giữa thực phẩm trong nước với thực phẩm nhập ngoại cũng tăng thuế nhập khẩu giảm theo các cam kết mở cửa thị trường.

Theo ước tính của Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam, nhu cầu thức ăn chăn nuôi trong nước mỗi năm cần khoảng 17-18 triệu tấn, trong đó sản xuất công nghiệp mới đáp ứng được gần 50% nhu cầu (khoảng 6 triệu tấn thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm và 2,4 triệu tấn thức ăn chăn nuôi thủy sản), còn lại là do hộ chăn nuôi tự cung tự cấp.

Trong số 8,5 triệu tấn thức ăn chăn nuôi công nghiệp sản xuất mỗi năm, các nhà máy chế biến phải nhập khẩu 3,7 triệu tấn nguyên liệu/năm.

Nguồn cung nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trên thế giới đang có 2 tín hiệu trái chiều nhau.

Trong khi Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) liên tục đưa ra các dự báo lạc quan về sản lượng ngũ cốc ở Mỹ và các nước khu vực Nam Mỹ, thì ở Trung Quốc - nước sản xuất ngô lớn thế 2 thế giới - đang có xu thế giảm mạnh về kim ngạch xuất khẩu.

Trong 11 tháng đầu năm nay, xuất khẩu ngô của Trung Quốc đã giảm 60% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống mức 93.340 tấn. Nguyên nhân là do nhu cầu thức ăn chăn nuôi ở thị trường nội địa tăng mạnh và hạn hán kéo dài ở các khu vực trồng ngô trọng điểm của Trung Quốc.

Giá đậu tương thế giới nhiều khả năng sẽ giảm xuống trong quý I năm 2010 do sản lượng ở Nam Mỹ được dự báo là sẽ tăng mạnh. Mặc dù vậy, yếu tố rủi ro trên thị trường đậu tương đang ở mức cao, bởi bất kỳ diễn biến thời tiết phúc tạp nào xảy ra ở Nam Mỹ cũng sẽ gây ảnh hưởng tới sản lượng và sẽ tác động tới giá đậu tương thế giới.

Nguồn cung nguyên liệu thức ăn chăn nuôi ở trong nước ở thời điểm đầu năm 2010 cũng chưa có dấu hiệu khả quan do thời vụ thu hoạch của nhiều loại ngũ cốc và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi như ngô, đậu tương, cám gạo đã trôi qua.

Do đó, thị trường nguyên liệu thức ăn chăn nuôi sẽ không có cơ hội đón nhận một lượng lớn nguồn cung trong nước.

Hơn nữa, diện tích canh tác nhiều ngũ cốc như ngô, sắn, khoai lang... tại các địa phương khu vực phía Tây Bắc và Nam Trung Bộ đang phải đối mặt với tình trạng bị thu hẹp trong bối cảnh đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đô thị hóa tăng nhanh và dịch bệnh phát triển.

Các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi cũng đang gặp khó khăn trong việc huy động ngoại tệ để nhập khẩu nguyên liệu thức ăn do tỷ giá USD/VND vẫn còn ở mức cao và khả năng huy động ngoại tệ từ các ngân hàng thương mại chỉ đáp ứng được ở mức 30-50%.

Trong khi đó, việc nhập khẩu nguyên liệu thức thức ăn chăn nuôi kể từ 1/1/2010 sẽ chịu mức thuế tăng, nhất là các nguyên liệu nhập khẩu chính như khô dầu đậu tương, bột cá, ngô...

Chi phí thức ăn trong chăn nuôi chiếm phần rất lớn trong tổng mức vốn đầu tư của người nuôi (từ 50-70%) nên những yếu tố biến động của thị trường thức ăn chăn nuôi được dự báo sẽ tác động rất lớn đến việc tăng giá thị trường thực phẩm trong năm 2010.

Theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) từ 1/1/2010, thuế nhập khẩu đối với nhiều sản phẩm chăn nuôi bắt đầu giảm. Điều này đã khiến nhiều người lo ngại ngành chăn nuôi của Việt Nam sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn.

Cụ thể, thuế nhập khẩu đối với nhiều mặt hàng thực phẩm của Việt Nam đã được cắt giảm so với mức thuế trước đó từ 1-6%, trong đó mức giảm chủ yếu là 2-3%.

Cũng từ thời điểm 1/1/2010, các mặt hàng có trong Biểu thuế ưu đãi nhập khẩu từ Australia, New Zealand, Brunei, Myanmar, Singapore được vận chuyển trực tiếp từ nước xuất khẩu đến Việt Nam, thỏa mãn quy tắc về xuất xứ hàng hóa theo quy định của Bộ Công Thương, sẽ được áp dụng thuế suất ưu đãi.

Cụ thể, thuế suất ưu đãi của Hiệp định khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Australia-New Zealand (AANZFTA) trong năm 2010 và 2011, đối với gia cầm nhập khẩu là 5%; thịt trâu, bò tươi, đông lạnh 15%; thịt lợn tươi, đông lạnh 25%; phụ phẩm ăn được sau giết mổ của trâu, bò 15%; phụ phẩm của gia cầm 20%; cá các loại từ 25-30%...

Chủ tịch Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam lo ngại do 50% giá trị nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi của Việt Nam phải nhập khẩu, cộng thêm mức thuế cao đã khiến cho giá thức ăn chăn nuôi trong nước cao hơn so với các nước trong khu vực khoảng 10-15%.

Điều này dẫn tới giá thịt, trứng, sữa trong nước thường cao hơn so với các nước trên thế giới và khu vực khoảng 10-15%. Cá biệt, có mặt hàng còn cao hơn tới 30% nên sức ép cạnh tranh sẽ rất lớn với thực phẩm nội.

Thừa nhận sự cạnh tranh sẽ tăng lên , Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) lại cho rằng không nên quá lo lắng bởi mặc dù thuế đối với nhiều sản phẩm chăn nuôi có giảm nhưng giá thành những mặt hàng nhập khẩu khi về tới Việt Nam cũng không rẻ hơn so với sản xuất trong nước.

Một ký thịt bò Australia, New Zealand hiện có giá 450.000-500.000 đồng tùy loại. Với mức thuế giảm 5-10%, giá thịt bò ngoại vẫn đắt hơn từ 2-3 lần so với thịt bò trong nước. Chưa kể, về khẩu vị, người dân Việt vẫn thích ăn các loại thịt giống bản địa, thơm ngon, chắc hơn thịt qua đông lạnh.



(Vinanet)
Báo cáo phân tích thị trường