Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Việt Nam, từ thiếu đói tới vựa lúa của thế giới
23 | 05 | 2008
Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ để trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới và chỉ đứng sau Thái Lan. The Economist ghi nhận: nhiều mặt hàng nông sản khác của Việt Nam cũng đang vươn ra thị trường tòan cầu
>> Xem cả loạt bài “Việt Nam- Điều thần kỳ mới ở châu Á“

Điều thần kỳ của nông nghiệp Việt Nam có thể kéo dài?

Không có gì mô tả sự chuyển đổi đầy ấn tượng của Việt Nam rõ ràng hơn là ngành nông nghiệp nước này. Vào giữa những năm 80 của thế kỷ trước, Việt Nam đã đứng trước bờ vực của nạn đói. Thế nhưng đầu những năm 2000, Brazil, nước xuất khẩu cà phê robusta lớn nhất thế giới, kinh ngạc thấy mình bị qua mặt bởi một đất nước mà đa phần người dân nước này chưa bao giờ nghe thấy tên. Gần đây hơn, Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ để trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới, chỉ đứng sau Thái Lan.

Những người nông dân Việt Nam đã trở thành những đối thủ cạnh tranh quan trọng ở tất cả các loại nông sản từ lạc, điều, hạt tiêu cho tới cao su. Họ thậm chí đang bán chè cho người Ấn Độ. Ngư dân và những nông dân trồng rừng ở Việt Nam đang làm rất tốt công việc của mình bằng việc cung cấp cho nhu cầu ngày càng tăng của thế giới về hải sản và gỗ xẻ (cho dù không phải bao giờ cũng ổn định). Xuất khẩu nông, lâm và hải sản của Việt Nam năm ngoái tăng 21% lên tới 12,5 tỷ USD và người ta còn kỳ vọng là sẽ tăng cao hơn nữa.

Thành công trong việc chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế của Việt Nam thường được tính toán bằng tỷ lệ phần trăm của ngành nông nghiệp trong tổng sản phẩm quốc nội của đất nước. Công nghiệp và dịch vụ trên thực tế đang phát triển thậm chí với tốc độ nhanh hơn nông nghiệp và đang giải quyết số lao động dư thừa. Nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp giờ đây cung cấp gần một nửa công việc ở Việt Nam so với hơn 2/3 cách đây chỉ khoảng 10 năm. Dù thế thì hơn 70% dân số Việt Namvẫn sống ở nông thôn nên một nền kinh tế nông nghiệp thành công sẽ vẫn là chìa khóa duy trì tiến bộ ấn tượng của Việt Nam trong xóa đói giảm nghèo.

Giao đất cho người dân, tạo ra quyền sở hữu đất công bằng và trên quy mô lớn, là một bước đi thành công, giải phóng người nông dân Việt Nam để chiếm lĩnh đỉnh cao thế giới, ông Võ Trí Thành làm việc tại Viện quản lý kinh tế Trung ương ở Hà Nội giải thích.



Nguồn: vovnews
Báo cáo phân tích thị trường