Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Xu thế giảm giá của thị trường hạt tiêu kỳ hạn sẽ sớm chấm dứt
08 | 10 | 2007
Diễn biến của thị trường hạt tiêu kỳ hạn khá sôi động với ảnh hưởng tích cực từ phía thị trường nội địa và thị trường thế giới khi các nhà đầu tư quan tâm tới những hợp đồng tháng 1-tháng 2/07.

Dự kiến, với những dấu hiệu như vậy, xu thế giảm giá hiện nay chắc chắn sẽ kết thúc trong một vài tuần tới nhất là khi nhu cầu nội địa bắt đầu nhiều hơn vào đầu đông ở miền Bắc Ấn Độ. Bên cạnh đó, thời tiết gió mùa Đông Bắc ở Kerala có thể sẽ làm công tác thu hoạch hạt tiêu trì hoãn 4-5 tuần. ^Như vậy, thị trường sẽ không phải chịu áp lực nào từ phía cung. Kết quả là các nhà xuất khẩu tìm mua trên thị trường kỳ hạn. Tuy vậy, ở các thị trường miền bắc Ấn, đặc biệt là ở Gwalior, nơi hạt tiêu đang được bán với giá thấp hơn giá thị trường tiêu dùng, các thương nhân bắt đầu mua từ Kodagu. Điều này chứng tỏ các thương nhân không còn nhiều hàng dự trữ.

Trên thị trường thế giới, nguồn cung hạt tiêu vụ mới của Việt Nam phải tới tháng 3 năm sau mới có mặt trên thị trường. Vì vậy, tình trạng khan hiếm cung chắc chắn sẽ tiếp diễn trong tháng 1, tháng 2/07.

Hạt tiêu Ấn Độ đang bán ở mức 2.700-2.775 USD/tấn (C&F) trong khi hạt tiêu Indonesia tiếp tục giữ nguyên ở mức 2.975 – 3.035 USD/tấn (C&F). Braxin chào bán hạt tiêu B ASTA với giá 2.500 – 2.650 USD/tấn (FOB).

Trên các sàn giao dịch, hợp đồng tháng 11/06 sẽ đáo hạn trong ngày hôm nay 20/11, vì thế các hợp đồng đang được thanh lý và chuyển đổi kỳ hạn sang tháng 1/07. Ngoài ra, các quỹ cũng tiến hành thanh lý bớt lượng hiện có vì không mấy tin tưởng vào chất lượng sản phẩm nếu lưu giữ trong kho quá lâu. Do vậy, giá giao các kỳ hạn hầu hết đều giảm mạnh trong ngày giao dịch cuối tuần.

Theo Cộng đồng hạt tiêu thế giới IPC, giao dịch trên thị trường hạt tiêu khá trầm lắng. Giá hạt tiêu của các nước sản xuất đều giảm thấp. Khách mua không quan tâm nhiều tới việc trả giá ở mức hiện nay với hy vọng giá sẽ cạnh tranh hơn vào đầu năm sau. Tại Việt Nam, diễn biến ảm đạm và giá trên thị trường nội địa giảm khoảng 4% từ 37.500 đồng/kg tuần trước xuống 36.000đ/kg. Tại Lampung, các giao dịch cũng không sôi động khi lượng cung tương đối khan hiếm. Tại Kochi, thị trường cũng giảm giá với giao dịch hạn chế. Tại Kuching và Sri Lanka, giá giảm khoảng 1% trong khi giá xuất khẩu FOB tại Kuching giữ ở mức ổn định. Diễn biến của thị trường tiêu trắng cũng không sôi động hơn. Giá tại Bangka giảm khoảng 6%. Tại Kuching, giá giảm 3% và tại Hải Nam giá hạt tiêu ổn định.

(Nguon tin: Blonnet)



Báo cáo phân tích thị trường