Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Xuất khẩu phân bón - cơ hội của Việt Nam
25 | 06 | 2009
Philippines, đất nước nhập khẩu nhiều lúa gạo nhất thế giới, vừa đưa ra mục tiêu và lộ trình tự túc lương thực vào năm 2013.

Từ 3 giảm 3 tăng đến Palaycheck

Để có được thêm 10% sản lượng thiếu hụt hằng năm, chính phủ Philippines phải xây dựng một chương trình đầu tư tốn kém, về mặt kỹ thuật, các nhà khoa học và quản lý của Philippines đang đẩy mạnh công tác khuyến nông, triển khai mạnh mẽ chương trình PalayCheck, đồng thời cử nhiều đoàn đi tham quan, học tập kinh nghiệ, trao đổi chuyên gia với nước ngoài và Việt Nam là một trong những điểm ngắm đầu tiên của họ. Khó có thể nói họchọc tập được những gì ở VN và ngược lại, tuy nhiên giữa bạn và ta có nhiều điểm tương đồng trong kỹ thuật, nhất là vè chương trình 3G-3T và PalayCheck.

Năng suất lúa bình quân của Philippines năm 2008 là 3,94 tấn/ha và sẽ tự túc được nếu năng suất năm 2013 đạt 4,75 tấn/ha (VN hiện nay là 4,75 tấn/ha). Để giải bài toán đó, các nhà khoa học Viện Nghiên cứu lúa Philrice chia "ổ khóa PalayCheck" ra làm 8 khóa nhỏ: Dùng giống lúa xác nhận, san bằng mặt ruộng, cách ly thời vụ tối thiểu 30 ngày, lượng giống gieo 80kg/ha, hạn chế phân đạm bằng so màu lá lúa, tưới nước tiết kiệm khô ướt xen kẽ, quản lý dịch hãi và thu hoạch đúng độ chín.

Không riêng gì Philippines, mà cả Indonesia, Malaysia, Thái Lan đều có những động thái cử người sang VN tham quan, trong đó có nước còn cử hẳn cả Bộ trưởng làm trưởng đoàn. Hệ thống thủy lợi, hệ thống khuyến nông và "việc sử dụng phân bón NPK đại trà" trong canh tác lúa được nhiều người đánh giá cao.

Tiếp sau các chuyến đi của các quan chức, nhà khoa học là các doanh nghiệp và việc nhập khẩu phân NPK của VN được khởi động từ đầu năm 2009. Sau những chuyến hàng thăm dò đến những tuần gần đây đơn hàng bất ngờ tăng nhanh.

Cơ hội của phân bón VN

Dù người giàu tưởng tượng đến mấy thì cũng chỉ dám nghĩ đến việc xuất khẩu phân bón NPK sang Lào, Campuchia, còn việc XK sang Philippines, Thái Lan, Indonesia, nơi có công nghiệp phân bón phát triển từ lâu thì không ai dám mơ tới nhưng hiện nay đã thành hiện thực. Theo phòng kinh doanh của Công ty Phân bón Miền Nam, Thái Lan hiện nay đang là khách hàng lớn nhất trong nhóm hàng xuất khẩu với con số 12.00 tấn đã rời cảng. Tuy nhiên vị trí số 1 sẽ bị thay đổi vì đơn hàng 25.000 tấn với Indonesia vừa mới được ký kết. Ngoài ra còn có các khách hàng khác như Philippines 2.000 tấn, Đài Loan 1.500 tấn, Hàn Quốc 1.500 tấn, Nhật Bản 500 tấn. Khác với những lô hàng thăm dò trước đây, những lô hàng mới ký kết đều có mẫu bao một mặt in bằng tiếng nước sở tại, một mặt in bằng tiếng Việt mở ra khả năng mở rộng thị trường hơn nữa.

Ông Phạm Tiến Chức, Phó Giám đốc điều hành nhà máy Phân Bón Hiệp Phước, nhà máy chính sản xuất các mặt hàng xuất khẩu của Công ty Phân bón Miền Nam cho biết, khách hàng nước ngoài đều rất khó tính, họ tự phân tích nhiều mẫu, cử người sang nhiều lần và cuối cùng bị chinh phục vì mẫu mã quá đẹp, đẹp đến nỗi một thành viên trong đoàn Thái Lan phải thốt lên: Phân đẹp như kẹo, khi ông ta bốc thử phân thành phẩm trên băng chuyền mà không bị lem bụi ở tay.

Trả lời câu hỏi về việc tại sao các nước trên cũng có nền công nghiệp phân bón phát triển mà họ vẫn nhập khẩu của VN, ông Nguyễn Tiến Đạt, giám đốc Công ty Phân bón Miền Nam cho rằng, do việc đánh giá không đầy đủ hiệu quả của NPK trong sản xuất, nên sản phẩm NPK của họ đều đơn điệu, sơ sài không đáp ứng nhu cầu, mặt khác các doanh nghiệp bạn cũng đang tranh thủ chính sách kích cầu của chính phủ họ, họ nhập hàng VN sẽ bán ra nhanh hơn, thu hồi nhanh hơn và cũng sẽ có lợi nhiều hơn.

Điều chung nhất của các hợp đồng là tất cả đều nhập loại cao cấp, có hàm lượng dinh dưỡng cao thuộc loại khó trong kỹ thuật sản xuất như NPK 16-8-16, 12-12-7, 15-7-18, 20-10-6, thậm chí một số không có phụ gia. Với những công thức trên thì công nghệ của một vài nhà máy nhỏ cũng khó lòng đạt được, nhưng với nhiều nhà máy thì hoàn toàn có thể. Thiết nghĩ đây là cơ hội vàng cho phân bón Việt Nam vươn ra thị trường khu vực.



Nguồn: www.phanbonmiennam.com.vn
Báo cáo phân tích thị trường