Mức dự trữ toàn cầu hiện chỉ đủ để đáp ứng cho nhu cầu trong khoảng 1 tháng, so với mức 6,3 tuần trong cùng kỳ năm 2010. Theo ông Chris Pardey, CEO của RCMA tại Singapore, mức dự trữ tại cảng Qingdao của Trung Quốc, hiện chưa công khai, đã giảm khoảng 70 ngàn tấn, từ mức 120 ngàn tấn trong tháng 4 và 5.
Chỉ số dự trữ/sử dụng thấp có thể giúp đẩy giá cao su tương lai trên thị trường Tokyo tăng khoảng 50% so với cùng kỳ năm ngoái và làm tăng chi phí sản xuất của các nhà sản xuất lốp xe lớn như Bridgestone Corp., Michelin & Cie. và Goodyear Tire & Rubber Co, ba nhà sản xuất lốp xe hàng đầu thế giới. Trung Quốc, thị trường ô tô lớn nhất thế giới, có thể tiêu thụ 3,5 triệu tấn cao su trong năm 2011, tăng 6,1% so với năm 2010. Năm 2010, thế giới sử dụng khoảng 10 triệu tấn cao su.
Mức dự trữ tại Thượng Hải
Tính đến 21/7, mức dự trữ sẵn sàng giao hàng tại Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải đạt 18.783 tấn, giảm 72% so với năm 2010. Những nỗ lực của Trung Quốc để hạn chế tín dụng và tăng chi phí lãi vay đã làm giảm khả năng tích trữ hàng hoá của các nhà đầu tư.
Trung Quốc đã tăng lãi suất 5 lần kể từ tháng 10 và tăng dự trữ bắt buộc 9 lần để làm dịu tình hình lạm phát. Kinh tế nước này tăng trưởng 9,5% trong quý 2, so với cùng kỳ năm 2010, theo công bố của Tổng cục Thống kê Trung Quốc.
Căng thẳng nguồn cung
Sự suy giảm nguồn dự trữ tài cảng xuống mức 70 ngàn tấn là một mức sụt giảm rất mạnh.
Lượng dữ trữ thường bắt đầu tăng từ tháng 6, khi các nước sản xuất lớn tại Đông Nam Á bắt đầu cạo mủ. Sản lượng lốp xe của Trung Quốc trong tháng 6 tăng 3,4% so với tháng 5, lên mức 73,2 triệu chiếc.
Giá cao su trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng vọt lên mức 43.500 NDT (tương đương 6.751 USD/tấn), mức cao nhất kể từ 9/2. Giá cao su bằng đồng Yên cũng tăng lên mức cao nhất trong 9 ngày, đạt 535,7 Yên/kg (tương đương 6.890 USD/tấn).
Giá cao su tự nhiên giao tháng 1 trên thị trường Thượng Hải giảm 0,9%, lên mức 35.965 NDT/tấn trong phiên giao dịch sáng nay. Trong khi đó, giá cao su tương lai trên thị trường Tokyo giảm 1%, xuống mức 391,9 Yên/kg.
Thâm hụt nguồn cung cao su tự nhiên có thể ở mức khoảng 200 – 300 ngàn tấn trong năm nay và đến năm 2020, mức thâm hụt này có thể lên đến 1 triệu tấn. Giá cao su tự nhiên tại Trung Quốc đã tăng 64% trong 12 tháng qua, vượt mức tăng 50% trên Sàn giao dịch hàng hoá Tokyo.
Kim Dung AGROINFO
Theo Bloomberg