Theo bà Duangporn, Bộ Thương mại đang thảo luận với Bộ Năng lượng và ngành để tìm các giải pháp thích hợp cho sử dụng lượng gạo dự trữ không phù hợp cho tiêu dùng ở người, nhằm các mục đích công nghiệp, nhưng sản xuất biomass và ethanol. Đối với lượng gạo có chất lượng còn tốt, bà cho rằng các nhà chức trách sẽ tổ chức các cuộc đấu giá công khai vào các thời điểm phù hợp.
Từ khi nắm quyền vào tháng 5/2014, chính phủ đương nhiệm Thái Lan đã bán 8,68 triệu tấn gạo thông qua 23 cuộc đấu giá, mang về 89,2 tỷ Baht. Các thỏa thuận G2G giúp xả khoảng 3,8 triệu tấn gạo từ các kho, mang về 50 tỷ Baht. Kho gạo khổng lồ 18,7 triệu tấn gạo tích lũy từ các chương trình thu mua gạo giá cao vào năm 2011 – 14 hiện chỉ còn 8 triệu tấn gạo.
Theo bà Duangporn, nguồn cung gạo giảm sẽ mang lại lợi ích cho chính phủ nếu chính phủ có thể bán toàn bộ các kho gạo dự trữ còn lại. Chính phủ nước này kỳ vọng xuất khẩu gạo Thái Lan sẽ duy trì mạnh, với khả năng đạt mục tiêu xuất khẩu 9,5 triệu tấn gạo trong năm 2016 như Bộ Thương mại đặt ra.
Tính đến 14/12, Thái Lan đã xuất khẩu 9,3 triệu tấn gạo, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2015, mang về 4,17 tỷ Baht. 5 thị trường nhâp khẩu gạo Thái Lan lớn nhất là Benin, Trung Quốc, Bờ Biển Ngà, Nam Phi và Cameroon. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu, gạo trắng chiếm 50%, gạo Hom Mali chiếm 25%, gạo đồ, gạo nếp và gạo thơm Pathum Thani chiếm phần còn lại.
Bà Duangporn cho biết xuất khẩu gạo Hom Mali tăng từ 1,5 triệu tấn năm 2015 lên 2 triệu tấn năm 2016, chủ yếu sang Trung Quốc, Indonesia và Philippines. “Giá gạo Thái Lan dần cải thiện nhờ các biện pháp quyết liệt của chính phủ, hợp tác với khu vực tư nhân tăng cường bán gạo”.
Theo Bangkok Post