Lượng gạo này dự kiến sẽ cập cảng Indonesia vào cuối tháng 1/2018, và sẽ phải là loại gạo khác so với gạo IR64 sản xuất nội địa. “Gạo nhập khẩu đợt này có thể là gạo japonica hoặc jasmine, và chúng tôi sẽ nhập khẩu thông qua PPI”, ông Enggartiasto phát biểu trước báo giới chiều ngày 11/1, ám chỉ tới Công ty Thương mại Indonesia thuộc sở hữu nhà nước. “Các doanh nghiệp tư nhân có thể bán gạo cho các đối tác nhưng hoạt động giao thương phải được thực hiện thông qua PPI để chính phủ có thể giám sát nguồn cung và phân phối gạo”. Nếu cần thiết, gạo nhập khẩu có thể được bán tại các chợ truyền thống và các cửa hàng hiện đại.
Chính phủ áp giá trần đối với gạo chất lượng trung bình theo khu vực: Rp 9,450/kg (0,71 USD/kg) tại khu vực Java, Lampung, South Sumatra, Bali, West Nusa Tenggara và Sulawesi; Rp 9,950/kg (0,75 USD/kg) tại phần còn lại của Sumatra, Kalimantan và East Nusa Tenggara; Rp 10,250/kg (0,77 USD/kg) tại Maluku và Papua. Chính phủ cho biết tình trạng giảm nguồn cung gạo chất lượng trung bình khiến giá gạo chất lượng trung bình tăng mạnh từ tháng 12/2017 đến nay.
Trang thông tin cập nhật giá cả hàng hóa của Ngân hàng Indonesia hargapangan.id cho thấy giá gạo tăng 4% lên Rp 11,900/kg (0,89 USD/kg) từ ngày 8/11/2017 đến 11/1/2018. Giá gạo chất lượng trung bình loại 1, chủ yếu được tiêu dùng bởi các hộ gia đình thu nhập thấp và trung bình, tăng mạnh hơn, với mức tăng 4,4% lên Rp 12,050/kg (0,91 USD/kg).
Theo Jakarta Post (gappingworld.com)