Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Vì sao cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung sẽ củng cố sự bùng nổ thương mại điện tử xuyên biên giới?
19 | 05 | 2018
Dai Yin, cộng sự của Keller và Heckman LLP tại Thượng Hải, chuyên phục vụ các khách hàng thực phẩm và phụ gia thực phẩm trong hàng loạt các ngành công nghiệp – cho biết căng thẳng gia tăng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới Mỹ – Trung sẽ dẫn đến việc ngày càng nhiều người chuyển qua các kênh trực tuyến và các sàn thương mại điện tử để mua bán thực phẩm.

Bà cho biết thêm thương mại điện tử xuyên biên giới tiếp tục nhận được “sự đối xử ưu đãi” bởi “hiện nay, Trung Quốc đang thực sự thúc đẩy ngành công nghiệp này”. “Cá nhân tôi cho rằng cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung sẽ không tồn tại mãi mãi, bởi Mỹ và Trung Quốc đều cần lẫn nhau”, nhưng cho biết thêm rằng thương mại điện tử sẽ là một trong số ít những ngành được hưởng lợi trong cuộc chiến này.

Nới lỏng quy định

Kazef Chan, quản lý mua hàng cấp cao của Tmall International Asia – trang bán lẻ trực tuyến tách ra từ Taobao và do Alibaba Group vận hành – nhấn mạnh những thuận lợi về chính sách cho thương mại điện tử.

Các công ty gia nhập thị trường thông qua các kênh truyền thống, thương mại thông thường, là đối tượng của rất nhiều “quy trình đăng ký”. “Nhưng hiện nay, theo kênh thương mại mới này, thương mại xuyên biên giới, bạn không thực sự phải trả thuế. Bạn cũng chỉ phải 70% thuế VAT”, bà Chan cho biết. “Điều này mang lại rất nhiều lợi ích cho các nhà cung cấp, không chỉ cho thực phẩm mà cho tất cả các thương hiệu”.

Thuế thấp hơn, tất cả các quy trình đều đơn giản hơn rất nhiều, và đặc biệt là cho hàng hóa thực phẩm, tất cả các thương hiệu hoặc các nhà cung cấp đều dễ dàng hơn trong hoạt động dán nhãn”.

Bạn chỉ phải sử dụng tất cả từ ngữ và thông tin như tại nước bạn và bạn có thể gửi hàng hóa tới cảng tại Trung Quốc để đưa vào kho. Khi khách hàng đặt hàng trên các sàn thương mại điện tử, hàng hóa có thể nhanh chóng và dễ dàng đi qua tất cả các thủ tục thông quan”.

Thay đổi về luật và quy định?

Ông Chan cũng cho biết thêm có rất nhiều loại thực phẩm không thể đi qua tuyến thương mại thông thường hoặc gặp nhiều khó khăn lớn để thực hiện kênh thương mại thông thường, nhưng có thể giao dịch thành công qua thương mại điện tử xuyên biên giới.

Phản ứng trước các câu hỏi của FoodNavigator-Asia, ông Chan lấy mặt hàng tổ yến ăn liền làm ví dụ. Trong khi tổ yến khô có thể giao dịch thông qua tuyến thương mại thông thường và đi vào ngành sản xuất chế biến tại Trung Quốc, các doanh nghiệp sản xuất tổ yến ăn liền gặp nhiều khó khăn trong việc được phê duyệt giao thương. “Vì vậy, thương mại điện tử xuyên biên giới là một cách để tổ yến ăn liền (được nhập khẩu và kinh doanh). Nhiều thương hiệu đã xuất hiện rộ lên từ nửa cuối năm 2017 nhờ thương mại điện tử”, ông cho hay.

Tuy nhiên, bà Dai thận trọng nhận định rằng các quy định thương mại điện tử hiện hành chuẩn bị hết hiệu lực vào cuối năm nay và hiện vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng để dự báo về động thái tiếp theo của chính phủ Trung Quốc. Bà cho biết các tuyên bố chính thức cho biết chính phủ Trung Quốc vẫn đang thảo luận về các biện pháp sẽ đưa ra.

Các nhận định và thảo luận trên được chia sẻ trong hội thảo Food and Hotel Asia 2018 tổ chức tại Singapore.

Theo Food Navigator (gappingworld.com)



Báo cáo phân tích thị trường