Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
ITC đứng về phía Mazzetta, hoãn thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam
27 | 06 | 2018
Bộ Thương mại có chưa đến 60 ngày để cải thiện giải thích cho cách cơ quan này tính toán mức thuế chống bán phs giá 4,78% đối với tôm Việt Nam trong năm 2014, nhưng được ủng hộ cho cách tiếp cận tính toán áp thuế chống bán phá giá như hiện nay.

Trong văn bản dài 40 trang công bố tuần vừa qua, thẩm phán Tòa án Thương mại Quốc tế Mỹ (ITC) Claire Kelly tán thành phương pháp của Bộ Thương mại Mỹ để tính toán các mức thuế chống bán phá giá và từ chối các yêu cầu từ Mazzetta Company có trụ sở tại Chicago, Illinois về công khai các tài liệu liên quan đến giải quyết tranh chấp giữa các chính phủ Mỹ và Việt Nam trước Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Vụ kiện này, theo giải thích của luật sư thương mại Nathan Rickard, đến từ hãng luật Picard Kentz & Rowe trụ sở tại Washington, liên quan đến cách Bộ Thương mại Mỹ đặt ra các mức thuế đối với các công ty từ các nước cộng sản, hoặc các nền kinh tế phi thị trường, được cho là đang vận hành độc lập với các chính phủ của họ. Ông Rickard cho biết thêm các công ty được cho là đang vận hành cho chính phủ các quốc gia như vậy có thể phải chịu mức thuế rất cao, như mức thuế 25,76% áp dụng cho các công ty Việt Nam trong tình trạng như vậy. Ông Rickard gần đây đã phân tích quyết định chống bán phá giá tôm Việt Nam của Mỹ, đại diện cho Southern Shrimp Alliance, một tổ chức của các nhà sản xuất tôm nội địa Mỹ chống lại nhập khẩu. Tuy nhiên, nếu một cuộc điều tra xác nhận một công ty hoạt động độc lập với chính phủ thì công ty đó và tất cả các công ty khác có thể được áp mức thuế chống bán phá giá thấp hơn – một phương pháp mà thẩm phán Kelly đồng ý với Bộ Thương mại để tiếp tục.

Đại diện phía Mazzetta chưa đưa ra bình luận về câu chuyện này, nhưng đã tranh biện không thành công rằng các công ty khác được cho là đang vận hành ngoài kiểm soát của nhà nước cũng nên được áp mức thuế chống bán phá giá riêng rẽ. “Không có bất cứ điều gì trong khung luật yêu cầu Bộ Thương mại tính toán mức thuế cho tất cả các công ty khác sử dụng đa mức thuế, đồng thời cũng không định sẵn rằng Bộ Thương mại chỉ phụ thuộc vào một mức thuế”, thẩm phán tuyên bố. Ngoài ra, Bộ Thương mại có thể lựa chọn bỏ qua các trường hợp cá biệt, có giá thị trường công bằng hơn – điều mà một số nhà xuất khẩu cho rằng có thể giúp giảm mức thuế chống bán phá giá, bà Kelly quyết định.

Tuy nhiên, một chiến thắng nhỏ cho các nhà xuất khẩu tôm Việt Nam, phán quyết của ITC buộc Bộ Thương mại Mỹ phải lùi bước và xem xét lại việc sử dụng dữ liệu nhập khẩu từ Bangladesh làm giá trị thị trường thay thế cho chi phí nhập khẩu tôm đông lạnh Việt Nam. Các nhà xuất khẩu tôm Việt Nam tranh luận rằng sẽ có ý nghĩa hơn nếu sử dụng giá tôm Ấn Độ để so sánh.

Tòa án cũng yêu cầu Bộ Thương mại cung cấp giải thích cho việc chính sách của Bộ này loại trừ doanh thu từ bán phế liệu đóng gói để bù đắp cho chi phí sản xuất của các nhà xuất khẩu. Phán quyết này có thể đưa Mazzetta và các nhà nhập khẩu tôm Việt Nam khác tại Mỹ quay trở lại mức thuế 4,78% trong năm 2014.

Theo Undercurrent News (gappingworld.com)



Báo cáo phân tích thị trường