Dữ liệu của CRF cho thấy Campuchia đã xuất khẩu 342.080 tấn gạo trong 8 tháng đầu năm nay - tăng 0,13% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù xuất khẩu sang các thị trường Châu Âu đã giảm 32,09%, tương đương 120.085 tấn, nhưng Campuchia đã xuất khẩu được 132.947 tấn gạo sang Trung Quốc, tăng 54,38%; 43.317 tấn sang Asean, tăng 12,68% so với cùng kỳ năm ngoái và 45.731 tấn của Mỹ, Canada, Úc và các nước châu Phi, tăng 13,63%.
Xuất khẩu gạo của Campuchia sang thị trường châu Âu đã tiếp tục giảm kể từ khi thực hiện các biện pháp tự vệ châu Âu hồi đầu năm nay, với mức thuế gần 187 USD/tấn, ông Yeng cho biết, mặc dù thuế trung bình đối với gạo của EU là 175 euro (192 USD), cao hơn so với mức thuế áp cho Campuchia hiện tại, nhưng so với việc không bị đánh thuế trước kia, mức thuế hiện tại cũng đang làm đau đầu nhiều nhà xuất khẩu gạo Campuchia sang thị trường này.
“Mặc dù khối lượng gạo xuất khẩu sang EU đã giảm, doanh thu lại có xu hướng tăng vì gạo thơm của Campuchia có giá cao hơn so với gạo trắng”, ông nói.
Ông cho biết trong nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu gạo sang Châu Âu, CRF có kế hoạch gặp gỡ trực tiếp với nông dân Châu Âu trong tháng tới để tìm giải pháp.
“Trước tiên, CRF sẽ cố gắng phối hợp với nông dân Châu Âu. Chúng tôi nhận ra rằng gạo trắng của chúng tôi có tác động đến họ, nhưng gạo thơm của chúng tôi không ảnh hưởng đến họ vì họ không sản xuất gạo thơm”.
“Chúng tôi sẽ cố gắng thuyết phục châu Âu [EU] không tiếp tục đánh thuế gạo của chúng tôi sau khi kết thúc nhiệm kỳ [ba năm]”, ông nói.
Theo The Phomphenh Post