Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Nhiều giải pháp hướng đến xuất khẩu điều đạt hơn 3 tỉ đô la
01 | 03 | 2023
Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) cho biết, để ngành điều đạt mục tiêu xuất khẩu là 3,1 tỉ đô la Mỹ trong năm nay, các doanh nghiệp cần thực hiện nhiều giải pháp như truy xuất nguồn gốc, xây dựng chuỗi giá trị để đáp ứng quy định về xuất khẩu sang các thị trường…

Nguồn: thesaigontimes.vn

 

Sơ chế hạt điều. Ảnh: TL

Theo TTXVN, năm 2023, thị trường tiêu thụ nhân điều vẫn chưa khởi sắc, thể hiện qua việc đơn đặt hàng còn hạn chế, đặc biệt là ở các thị trường tiêu thụ nhiều sản phẩm điều như châu Âu, châu Mỹ.

Với thị trường Trung Quốc, những năm qua, tỷ trọng xuất khẩu điều sang thị trường này cũng giảm từ 15% xuống còn khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu điều của Việt Nam. Ở một số thị trường tiêu thụ ổn định khác như Nhật Bản, Hàn Quốc thì lượng hạt điều tiêu thụ lại không nhiều.

Cũng theo TTXVN, tại hội nghị điều quốc tế Việt Nam lần thứ 12 diễn ra hôm 27-2 vừa qua, ngành nông nghiệp Việt Nam đang hướng đến mục tiêu xuất khẩu nông – lâm – thủy sản đạt 54 tỉ đô la Mỹ, tăng 780 triệu đô la so với năm ngoái. Riêng đối với ngành điều, việc xuất khẩu hướng đến đạt 3,1 tỉ đô la, tăng 30 triệu đô la Mỹ so với năm 2022.

Tại hội nghị, Hội đồng Thông tin của Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) đánh giá, trong năm nay, hoạt động sản xuất cũng như chuỗi cung ứng ngành điều toàn cầu và ở Việt Nam sẽ còn gặp nhiều khó khăn.

Các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp cần thực hiện nhiều giải pháp để mở rộng thị trường xuất khẩu, góp phần đạt mục tiêu đề ra như đem sản phẩm điều tiếp cận nhiều hơn với “gen Z” thông qua các kênh trực tuyến, người nổi tiếng và xây dựng thương hiệu thông qua các mô hình B2B, B2C (mô hình kinh doanh trong thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp).

Ngoài ra, đối với các thị trường xuất khẩu tiềm năng, doanh nghiệp cần có kế hoạch cho việc truy xuất nguồn gốc, xây dựng chuỗi giá trị cho ngành, tạo điều kiện đảm bảo các tiêu chí để xuất khẩu.

 

Trong năm qua, giá điều thô nguyên liệu ở mức cao trong khi giá nhân điều lại ở mức thấp khiến các doanh nghiệp điều Việt Nam gặp khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng từ xung đột Nga – Ukraine, khủng hoảng năng lượng, lạm phát tăng cao, ngân hàng trung ương tăng lãi suất…

Sơ chế hạt điều. Ảnh: TL

Theo TTXVN, năm 2023, thị trường tiêu thụ nhân điều vẫn chưa khởi sắc, thể hiện qua việc đơn đặt hàng còn hạn chế, đặc biệt là ở các thị trường tiêu thụ nhiều sản phẩm điều như châu Âu, châu Mỹ.

Với thị trường Trung Quốc, những năm qua, tỷ trọng xuất khẩu điều sang thị trường này cũng giảm từ 15% xuống còn khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu điều của Việt Nam. Ở một số thị trường tiêu thụ ổn định khác như Nhật Bản, Hàn Quốc thì lượng hạt điều tiêu thụ lại không nhiều.

Cũng theo TTXVN, tại hội nghị điều quốc tế Việt Nam lần thứ 12 diễn ra hôm 27-2 vừa qua, ngành nông nghiệp Việt Nam đang hướng đến mục tiêu xuất khẩu nông – lâm – thủy sản đạt 54 tỉ đô la Mỹ, tăng 780 triệu đô la so với năm ngoái. Riêng đối với ngành điều, việc xuất khẩu hướng đến đạt 3,1 tỉ đô la, tăng 30 triệu đô la Mỹ so với năm 2022.

Tại hội nghị, Hội đồng Thông tin của Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) đánh giá, trong năm nay, hoạt động sản xuất cũng như chuỗi cung ứng ngành điều toàn cầu và ở Việt Nam sẽ còn gặp nhiều khó khăn.

Các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp cần thực hiện nhiều giải pháp để mở rộng thị trường xuất khẩu, góp phần đạt mục tiêu đề ra như đem sản phẩm điều tiếp cận nhiều hơn với “gen Z” thông qua các kênh trực tuyến, người nổi tiếng và xây dựng thương hiệu thông qua các mô hình B2B, B2C (mô hình kinh doanh trong thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp).

Ngoài ra, đối với các thị trường xuất khẩu tiềm năng, doanh nghiệp cần có kế hoạch cho việc truy xuất nguồn gốc, xây dựng chuỗi giá trị cho ngành, tạo điều kiện đảm bảo các tiêu chí để xuất khẩu.

Trong năm qua, giá điều thô nguyên liệu ở mức cao trong khi giá nhân điều lại ở mức thấp khiến các doanh nghiệp điều Việt Nam gặp khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng từ xung đột Nga – Ukraine, khủng hoảng năng lượng, lạm phát tăng cao, ngân hàng trung ương tăng lãi suất…



Báo cáo phân tích thị trường