Những ngày trước đó, giá dầu thô tăng cao làm giá cao su tổng hợp tăng, và mưa ở các nước sản xuất chính đã nâng đỡ giá cao su thiên nhiên tăng nhanh hơn. Giá bởi giá dầu tăng, khuyến khích người tiêu dùng chuyển từ cao su tổng hợp sang các nguyên liệu tự nhiên.
Thời tiết ở các nước sản xuất đang được cải thiện. Mưa đã ngừng. Dự báo nguồn cung từ Thái Lan và Malaysia sẽ sớm được cải thiện, muộn nhất là vào tuần tới, và giá cao su sẽ theo đó giảm xuống. Hoạt động giao dịch cũng sẽ sôi động hơn lên.
Giao dịch trên thị trường physical diễn ra chậm chạp. Trung Quốc đã có mặt trên thị trường từ hai tuần nay, song không ký được hợp đồng mua vì giá cao. Nhiều doanh nghiệp sản xuất săm lốp Trung Quốc vẫn tìm kiếm hợp đồng nhập khẩu cao su. Hầu hết các nhà sản xuất lốp xe và khách hàng châu Âu đang đứng ngoài thị trường, chờ giá giảm xuống sẽ mua vào. Khách hàng Trung Quốc muốn mua cao su RSS3 của Thái lan, giao ngay, vì Indonexia không còn hàng bán ra. Song ngay cả Thái Lan cũng rất khó để đáp ứng nhu cầu giao hàng ngay lúc này, vì nguồn cung rất hạn hẹp bởi mưa. Khả năng trong 6 tháng cuối năm 2007, thị trường ôtô Trung Quốc sẽ tiếp tục sôi động, nhu cầu tiêu thụ ôtô cho sản xuất săm lốp vững ở mức cao. Dự báo trong cả năm 2007, Trung Quốc sẽ nhập khẩu 1,75 triệu tấn cao su thiên nhiên, tăng so với 1,61 triệu tấn năm 2006. Trung Quốc dự kiến sẽ sản xuất 600.000 tấn cao su thiên nhiên trong năm 2007, tăng 1,7% so với năm 2006 và sản lượng dự báo sẽ tăng mạnh lên 780.000 tấn vào năm 2010. Tuy vậy, sản lượng vẫn còn xa so với nhu cầu.
Một thương gia Indonexia cho biết hãng sản xuất lốp xe Goodyear Tire and Rubber Co, mới đây đã có mặt trên thị trường. Cao su SIR20 kỳ hạn giao tháng 8/2007 giá 94,75 US cent/lb (2,08 USD/kg), FOB Palembang (South Sumatra). Hãng Goodyear chắc chắn sẽ mua vào, trong khi khách hàng Trung Quốc chỉ đến và đi, chứ chưa mua.
Mùa đông bắt đầu đến ở khu vực Palembang song nguồn cung vẫn đều đặn. Tuy nhiên, nguồn cung ở Medan (Bắc Sumatra) vẫn khan hiếm, bởi thời tiết khô, cây trút lá. Mùa đông ở nơi này thường bắt đầu vào tháng 3 và kết thúc vào tháng 5, song năm nay sẽ kéo dài tới tháng 9. Song một quan chức cao cấp của ngành cao su nước này cho biết xuất khẩu cao su từ Bắc Sumatra sẽ vững trong năm 2007 so với năm trước, mặc dù thời tiết thất thường. Bắc Sumatra chiếm khoảng 30% xuất khẩu cao su Indonexia. Theo Hiệp hội cao su Indonesia, thời tiết thất thường, năng suất mủ cao su giảm, có thể làm sản lượng cao su của Indonesia năm 2007 giảm 5% so với dự đoán tăng 10-12% trước kia.
Trong bối cảnh nhu cầu cao su nguyên liệu tăng trên toàn cầu, Miền Trung – Tây Nguyên có kế hoạch tăng gấp đôi diện tích trồng cao su lên 220.000 hécta vào 2010. Khu vực này gồm 5 tỉnh, sản xuất 80% sản lượng cà phê Việt Nam, hiện đã có 116.000 hécta cao su. Việt Nam, nước xuất khẩu cao su thiên nhiên lớn thứ 4 thế giới, có kế hoạch trồng 100.000 hécta cao su vào 2010 ở 4 tỉnh Đắc Lắc, Gia Lai, Kontum và Đắc Nông. Việt Nam hiện có tổng cộng 490.700 hécta cao su. Mục tiêu của Việt Nam là tăng sản lượng mủ thêm 13% lên 700.000 tấn vào 2010, so với 620.000 tấn dự kiến của năm 2007.
Diễn biến giá cao su:
Loại | Giá 10/8 | Giá 26/7 |
Thai RSS3 (tháng 9) | 2,10 USD/kg | 2,12 USD/kg |
Thai STR20 (tháng 9) | 2,08 USD/kg | 2,10 USD/kg |
Malaysia SMR20 (tháng 9) | 2,08 USD/kg | 2,11USD/kg |
Indonesia SIR20 (tháng 9) | 0,92 USD/lb | 0,94 USD /Lb |