Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Mục tiêu kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đến 2010 đạt 1,5 tỷ USD
03 | 10 | 2007
Theo mục tiêu đã được Chính phủ đề ra, đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sẽ đạt 1,5 tỷ USD.
Hiện nay, Việt Nam có 2.017 làng nghề chủ yếu ở vùng Đồng Bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Với những lợi thế hơn hẳn các ngành nghề khác, sản phẩm chủ yếu bằng nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước, nguyên phụ liệu nhập khẩu chiếm trong sản phẩm rất thấp (từ 3-5%) giá trị nhập khẩu. Đây là một thuận lợi rất lớn trong việc phát triển sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, cho nên ngoại tệ thực thu trong xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ chiếm tỷ lệ cao hơn, hơn 90%. Bên cạnh đó có nguồn nhân lực dồi dào, cần cù khéo léo, có sự kế tục truyền dạy nghề từ các nghệ nhân.
Tuy nhiên hiện nay hầu hết các DN, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thiếu thông tin về thị trường, không có khả năng tiếp cận nguồn vốn, quy mô sản xuất nhỏ, phân tán thiếu khả năng cạnh tranh về chất lượng mẫu mã…
Theo ông Lưu Duy Dần, Tổng thư ký Hiệp hội làng nghề Việt Nam, để khắc phục đỉêm yếu và đạt được mục tiêu đề ra, chúng ta phải thấy hết những khó khăn đang tồn tại đó là: đội ngũ nghệ nhân lớp trước còn lại quá ít, lớp thợ trẻ thì vừa thiếu, lại vừa yếu tay nghề; tình trạng ô nhiễm môi trường, giao thông đi lại khó khăn, nếp sống văn hoá, phong tục tập quán làng, xã còn nặng nề. Ngoài ra còn những vướng mắc về tài chính, dự án đầu tư..Bên cạnh đó, công tác nghiên cứu thị trường chưa đồng bộ, chủ yếu là sản xuất theo đơn đặt hàng phụ thuộc vào nhìêu trung gian, môi giới dẫn tới kế hoạch sản xuất không ổn định. Điều đáng quan tâm nhất là thiết bị, nhà xưởng sản xuất còn thiếu và nghèo nàn vì thế nhìêu bạn hàng khi đến tìm hiểu tình hình hoạt động của đơn vị thường không muốn quay trở lại vì nhà xưởng và thiết bị không đạt yêu cầu.
Được biết, hiện nay chỉ có 32% số làng nghề phát triển tốt, 42% làng nghề hoạt động cầm chừng, không phát triển được. Một trong những nguyên nhân đó là do trình độ dân trí ở một số địa phương có nghề không cao. Nếp sống còn tuỳ tiện, tổ chức hoạt động còn nhìêu yếu kém.
Các chuyên gia đều cho rằng, nếu khắc phục được những điểm yếu này, ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam chắc chắn sẽ phát huy được tối đa tiềm năng xuất khẩu, đặc biệt ngày càng có điều kiện phát triển khi Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO.


Nguồn: vinanet
Báo cáo phân tích thị trường