Đã đến lúc cần sửa đổi hoạt động kiểm tra nhập khẩu sản phẩm thủy sản dùng làm thực phẩm
10 | 01 | 2022
Tại cuộc họp ngày 04/01/2022 để đối thoại, trao đổi về những phản ánh, kiến nghị của VASEP liên quan đến “kiểm dịch” sản phẩm thủy sản nhập khẩu (NK) do Lãnh đạo Vụ Pháp chế (Bộ NNPTNT) chủ trì với sự tham dự của nhiều đơn vị (Cục kiểm soát TTHC (VPCP), Vụ Pháp chế, Văn phòng Bộ, Tổng cục Thuỷ sản, Cục Thú y, Cục NAFIQAD, Văn phòng SPS Việt Nam, Cục Chế biến và Phát triển Thị trường nông sản và VASEP), đại diện VASEP cho rằng, sau hơn 10 năm, 100% sản phẩm thủy sản chế biến dùng làm thực phẩm phải thực hiện kiểm tra NK dưới tên gọi là “kiểm dịch” mà tỷ lệ vi phạm vô cùng nhỏ (0,0012 - 0,0033%), thậm chí là 0% thì đã đến lúc Bộ NN&PTNT cần xem xét lại việc đánh giá nguy cơ, bản chất của hoạt động kiểm tra và thực hiện quản lý rủi ro cho hoạt động này. Trước hết là từ tên gọi của hoạt động này đến danh mục hàng hóa (miễn kiểm và có kiểm) và sau đó là phương thức kiểm tra (giảm - thông thường - tăng cường) đã phù hợp với các quy định hiện hành của CODEX, OIE cũng như các chỉ đạo của Chính phủ tại 2 nghị quyết (19 và 02) và các Nghị định liên quan hay chưa?
Bức tranh sản xuất, xuất khẩu cá tra năm 2021 và dự báo năm 2022
31 | 12 | 2021
Năm 2021 khép lại với hàng loạt khó khăn khó lường với những tác động trực tiếp của đại dịch lên nền kinh tế đất nước trong đó có ngành cá tra. Nếu như năm 2020 ngành cá tra “ mắc cạn” vì lệnh phong tỏa tại các thị trường XK chủ lực thì năm 2021, từ quý 3, tác động của đại dịch Covid tại Việt Nam đã khiến cả ngành sản xuất, xuất khẩu cá tra khó khăn trăm bề.
Xuất khẩu cá tra vượt qua cơn bĩ cực, bước vào chu kỳ tăng giá mới đầu năm 2022
28 | 12 | 2021
Xuất khẩu cá tra năm 2021 dự kiến đạt 1,5 tỷ USD, tăng nhẹ so với năm 2020. Những tín hiệu lạc quan ở nhiều thị trường Mỹ, EU, Trung Quốc, Mexico, Brazil… cùng với việc thiếu hụt nguồn cung trong quý I/2022 đang giúp giá cá tra đang bước vào chu kỳ tăng mới.
Nghị quyết 128/NQ-CP giúp xuất khẩu thuỷ sản hồi phục từ tháng 10/2021
27 | 12 | 2021
Năm 2021, ngành thuỷ sản xuất khẩu đã trải qua những cung bậc thăng trầm vì dịch Covid 19. Nửa đầu năm, XK thuỷ sản khá thuận lợi nhờ thị trường hồi phục, SX trong nước ổn định. Quý III, SX và XK thuỷ sản gần như rơi vào bế tắc vì giãn cách XH và quy định SX 3 tại chỗ để phòng chống dịch Covid. Từ đầu tháng 10, nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ với quyết sách chống dịch thích ứng, linh hoạt, đã mang đến luồng sinh khí mới, giúp SX, XK thuỷ sản nhanh chóng hồi phục.
Cơ hội nào cho ngành tôm Việt Nam?
29 | 11 | 2021
Giữa năm 2021, khi Ấn Độ và Indonesia vất vả với dịch bệnh bùng phát, ngành tôm nước ta nhận thấy có cơ hội vượt lên chiếm lĩnh thêm thị phần tôm thế giới. Nhưng ở gần cuối năm, diễn biến ngược lại. Từ tháng 7/2021, dịch bùng phát lần thứ 4, tập trung ở phía Nam và từ tháng 10/2021, miền Tây, trọng điểm tôm Việt, rơi vào hoàn cảnh đầy khó khăn khi ca nhiễm tăng liên tục. Trong khi đó, hai cường quốc về tôm nêu trên đang vượt lên khỏi dịch bệnh và đang tiến tới kiểm soát tốt các chuỗi sản xuất, cung ứng của nền kinh tế nói chung, trong đó có ngành tôm.
Xuất khẩu mực, bạch tuộc đối mặt với thiếu nguyên liệu
26 | 11 | 2021
Xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam trong tháng 10/2021 đạt 66,8 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 10 tháng đầu năm nay, XK mực, bạch tuộc đạt 473,8 triệu USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái. Sau khi giảm mạnh trong tháng 8 và 9, XK mực, bạch tuộc đã phục hồi trong tháng 10.
Tháng 10/2021, xuất khẩu tôm Việt Nam giảm nhẹ
24 | 11 | 2021
Sau khi sụt giảm mạnh trong 2 tháng 8 và 9 năm nay, XK tôm Việt Nam tháng 10/2021 đã đạt gần bằng giá trị XK của cùng kỳ năm ngoái với 425,3 triệu USD, giảm nhẹ 1,5%. Sau nới lỏng giãn cách từ giữa tháng 9, doanh nghiệp từng bước khôi phục sản xuất tuy nhiên phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Hiện tại, số ca nhiễm tại khu vực ĐBSCL lại có xu hướng tăng, càng khiến doanh nghiệp thêm phần áp lực.
Tháng 10/2021, xuất khẩu tôm Việt Nam giảm nhẹ
24 | 11 | 2021
Sau khi sụt giảm mạnh trong 2 tháng 8 và 9 năm nay, XK tôm Việt Nam tháng 10/2021 đã đạt gần bằng giá trị XK của cùng kỳ năm ngoái với 425,3 triệu USD, giảm nhẹ 1,5%. Sau nới lỏng giãn cách từ giữa tháng 9, doanh nghiệp từng bước khôi phục sản xuất tuy nhiên phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Hiện tại, số ca nhiễm tại khu vực ĐBSCL lại có xu hướng tăng, càng khiến doanh nghiệp thêm phần áp lực.