Gia nhập WTO, sẽ có thêm nhiều người thất nghiệp
12 | 08 | 2007
“Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) sẽ phải đương đầu với nhiều thách thức, đặc biệt là trong thị trường lao động” - Ông Ng Gek Boo, Giám đốc Văn phòng Tổ chức lao động quốc tế (ILO) khu vực châu Á - Thái Bình Dương khẳng định khi trao đổi với Dân trí.
Những cánh cửa cuối cùng vào WTO
12 | 08 | 2007
Sau mốc lỡ hẹn WTO năm 2005, nay có thể Việt Nam lại tiếp tục lỡ chuyến tàu WTO tháng 10/2006. Bên lề Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC tại TP.HCM hồi tháng 6, các quan chức Việt Nam và WTO đều tuyên bố rằng, hai bên phấn đấu để Việt Nam có thể gia nhập WTO tại phiên họp của Đại hội đồng WTO vào ngày 10 - 12.10 ở Geneva. Quốc hội Việt Nam cũng dự kiến dành sẵn một phiên họp vào tháng 10 để thảo luận và phê chuẩn việc Việt Nam gia nhập WTO. Tuy nhiên cho đến thời điểm này mốc thời gian đó hầu như là không thể xảy ra, vì các cuộc đàm phán vẫn chưa kết thúc.
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Mục tiêu, định hướng phát triển giai đoạn 2006 - 2010
12 | 08 | 2007
Về thị trường tiêu thụ nông sản trên thế giới trong một vài năm tới, theo dự báo của Tổ chức lương thực thế giới (FAO), thị trường gạo chủ yếu có 20 nước xuất khẩu chính và 80 nước nhập khẩu chính. Giá gạo được dự đoán là không có sự biến động lớn trên thị trường. Dự báo sẽ có sự gia tăng về lượng gạo nhập khẩu từ thị trường Campuchia, Mianma... Một số cây công nghiệp và cây ăn quả, chẳng hạn như cây cao su, giá sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Và trong tương lai, giá vẫn tiếp tục tăng và giữ được ở mức cao, do có thị trường tiêu thụ lớn và khá ổn định như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản. Với cây điều và cà phê cũng được dự báo là ổn định và có mức tăng trưởng khá thuận lợi. Riêng có thị trường chè chưa được cải thiện, giá vẫn ở mức thấp, cung vẫn vượt cầu. Đối với thị trường xuất khẩu lâm sản, đặc biệt thị trường gỗ, có nhiều thuận lợi với các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản