Trong tháng 2/2009, cao su khối SVR3L tiếp tục là chủng loại chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm 44,45% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, đạt 14,67 ngàn tấn, trị giá trên 21 triệu USD, giảm 21,99% về lượng và giảm 12,42% về trị giá so với tháng trước. Giá xuất khẩu trung bình chủng loại này đạt 1.442 USD/tấn, tăng 158 USD/tấn so với giá xuất khẩu tháng trước. Trong đó, giá xuất khẩu trung bình sang thị trường Đức đạt cao nhất, đạt 1.933 USD/tấn; Hàn Quốc đạt 1.431 USD/tấn; Trung Quốc đạt 1.409 USD/tấn; Mỹ đạt 1.603 USD/tấn; xuất sang Costa Rica đạt 1.845 USD/tấn; Hàn Quốc đạt 1.431 USD/tấn; Tính chung 2 tháng đầu năm, tổng lượng cao su SVR3L xuất khẩu đạt 38,3 ngàn tấn, trị giá 52,26 triệu USD, giảm 3,62% về lượng và giảm 46,83% về trị giá so với cùng kỳ.Xuất khẩu cao su SVR 10 cũng giảm 17,32% về lượng và giảm 7,19% về trị giá so với tháng 1/2009. Giá xuất khẩu trung bình đạt 1.285 USD/tấn, tăng 89 USD/tấn so với giá xuất khẩu tháng trước. Tính đến hết tháng 2 năm 2009, xuất khẩu cao su SVR10 đạt 8,66 ngàn tấn, với kim ngạch 10,64 triệu USD, giảm 45,80% về lượng và giảm 70,57% về trị giá so với 2 tháng năm 2008.Đáng chú ý, lượng mủ cao su latex xuất khẩu trong tháng 2 này tăng rất chậm, tăng tới 108,47% so với tháng trước và tăng 97,62% so với cùng kỳ năm 2008, đạt gần 4,8 ngàn tấn, với giá xuất khẩu trung bình là 857 USD/tấn, giảm 47% so với giá xuất khẩu tháng trước đó. Bên cạnh đó, lượng xuất khẩu của một số chủng loại cao su khác cũng tăng khá như SVRCV60, RSS3, SVR20.
Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn