Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Chủng loại cao su xuất khẩu của Việt Nam trong quý I/2009
19 | 05 | 2009
Theo số liệu thống kê, trong tháng 3/2009, cả nước ta đã xuất khẩu đạt trên 40 ngàn tấn cao su các loại, với kim ngạch 55,3 triệu USD, tăng 10,32% về lượng và tăng 6,53% về trị giá so với tháng trước. So với tháng 2/2009, khối lượng các chủng loại cao su chính đều tăng. Trong đó, tăng mạnh nhất là cao su RSS3 tăng 513,95%; SVR 10 tăng 310,89%; CSRL tăng 139,81%; CSR 10 tăng 107,14%...Tuy nhiên, lượng xuất khẩu một số chủng loại cao su khác lại giảm như Latex, cao su hỗn hợp, SVR CV60, SVR5, SVRCV50.

Tổng lượng cao su xuất khẩu quý I/2009 đạt khoảng 118 ngàn tấn, với trị giá 162,5 triệu USD, giảm 4,2% về lượng và giảm 44,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2009.

Quí I năm nay, cao su khối SVR 3L vẫn là chủng loại xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm 46% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, đạt 53,37 ngàn tấn, với trị giá trên 74 triệu USD, giảm 6,52% về lượng và giảm 48,47% về trị giá so với cùng kỳ năm 2008.

So với quý I/2008, xuất khẩu cao su SVR10 cũng giảm 38,14% về lượng và giảm 66,57% về trị giá, đạt 15,48 ngàn tấn, trị giá 19,3 triệu USD. Chủng loại cao su này được xuất chủ yếu sang thị trường Trung Quốc, Đức, Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ, Đài Loan, Hàn Quốc, Braxin và Achentina. Ngoài ra, lượng xuất khẩu cao su hỗn hợp cũng giảm 41,58%; SVR 20 giảm 69,5%; CSR 10 giảm 34,65%...

Ngược lại, lượng xuất khẩu cao su RSS 3; CSR L; CSR 5 tăng mạnh, tăng 100% so với quý I năm 2008. Đáng chú ý, xuất khẩu chủng loại cao su STR 20 của Thái Lan trong quý I năm nay tăng rất mạnh, tăng từ 170 tấn của năm trước lên 1,9 ngàn tấn của năm nay.

Giá xuất khẩu trung bình các chủng loại cao su trong quý I/2009 đều giảm so với quí I/2008. Trong đó, giá xuất khẩu cao su SVR 20 giảm mạnh nhất, giảm 55,42%; RSS3 giảm 48,1%; SVR 10 giảm 44,33%; CSR 10 giảm 43,78%; SVR 3L giảm 42,12%. 



Nguồn: Vinanet
Báo cáo phân tích thị trường