Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Nghịch lý cao su
01 | 02 | 2010
Những ngày đầu năm 2010, giá cao su bất ngờ hồi phục mạnh mẽ ngoài dự đoán của các nhà xuất khẩu, gần chạm mức giá cao kỷ lục tháng 7/2008. Thế nhưng, trong khi giá cao su xuất khẩu tăng, hàng chục công ty trồng và khai thác cao su vui, nông dân trồng cao su tiểu điền (trang trại) phấn khởi, các nhà sản xuất săm lốp lại lo lắng vì thiếu nguyên liệu.

Những ngày đầu năm 2010, giá cao su bất ngờ hồi phục mạnh mẽ ngoài dự đoán của các nhà xuất khẩu, gần chạm mức giá cao kỷ lục tháng 7/2008. Thế nhưng, trong khi giá cao su xuất khẩu tăng, hàng chục công ty trồng và khai thác cao su vui, nông dân trồng cao su tiểu điền (trang trại) phấn khởi, các nhà sản xuất săm lốp lại lo lắng vì thiếu nguyên liệu.

Giá cao su trong nước mấy ngày qua tăng mạnh, cao su SVR 10 53.5 triệu đồng/tấn và cao su SVB 3L 54.8 triệu đồng/tấn. Tại cửa khẩu cảng Sài Gòn, giá cao su SVR 20 2.751USD/tấn. Tại Móng Cái, giá cao su SVR 3L lên đến mức 2.862USD/tấn, tăng rất cao so với mức 1.100-l.200USD/tấn cách nay 1 năm.

Trong vòng 2 năm nay, giá cao su trong nước và xuất khẩu diễn biến thất thường, nằm  ngoài tính toán của nhiều DN. Tháng 7 và 8/2008, giá cao su trong nước lên tới đỉnh điểm 58 triệu đồng/tấn và xuất khẩu đạt cao nhất tới 3.300USD/tấn. Nhưng chỉ vài tháng sáu giá tụt dốc chỉ còn hơn l.000USD/tấn. Trước tình hình này, nhiều chuyên gia dự báo kim ngạch sẽ giảm hơn một nửa. Giữa năm 2009, giá cao su hồi phục dần và đột ngột tăng lên mạnh mẽ những ngày đầu năm 2010, giúp ngành cao su Việt Nam xuất khẩu được 728.000 tấn trong năm 2009 thu về 1.2 tỷ USD, tăng 10% về sản lượng và chỉ giảm 25% về kim ngạch so với năm 2008.

Lại thêm một tín hiệu vui khi các công ty nghiên cứu dự báo giá cao su thế giới đã đưa ra nhận định đến tháng 3/2010, giá cao su thiên nhiên có thể tăng lên mức cao nhất của 3 thập niên do kinh tế thế giới hồi phục, tăng cao nhu cầu hàng hóa sử dụng nguyên liệu cao su, trong khi nguồn cung cao su giảm sút. Các nhà phân tích tại thị trường giao dịch cao su kỳ hạn Tocom của Nhật Bản (nơi giá cao su giao dịch được dùng tham khảo cho cả thị trường cao su thế giới) cho rằng giá cao su có thể trở lại mức đỉnh của năm 2008 1à 356,9 yen/kg (3.868USD/tấn), mức cao kỷ lục từ tháng 3/1980.

Thích xuất khẩu hơn bán trong nước

Giá cao su xuất khẩu tăng mạnh trong thời gian gần đây khiến các nhà chế biến sản phẩm công nghiệp làm từ mủ cao su khổ sở vì khó mua được nguyên liệu. Tập đoàn Công nghiệp hóa chất Việt Nam (Vinachem - nhà sản xuất săm lốp ô tô, xe máy xe đạp lớn nhất nước) than phiền nguồn nguyên liệu mủ cao su bị thiếu hụt trầm trọng do không ký được hợp đồng mua từ các công ty trồng cao su là thành viên của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam. CTCP Cao su Đà Nẵng (một thành viên của Vinachem) cho biết, nhu cầu mủ cao su thiên nhiên để sản xuất các sản phẩm săm lốp của công ty lên tới 13.000 tấn/năm, nhưng hiện mới chỉ mua được 4.000 tấn của các công ty cao su thành viên thuộc Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam. Phần thiếu hụt phải mua bên ngoài, đồng nghĩa với chất lượng mủ cao su không đảm bảo.

Mỗi khi mủ cao su lên giá, các nhà sản xuất săm lốp lại than phiền khó mua được mủ cao su. Nguyên nhân do các công ty trồng cao su thích xuất khẩu mủ sao su hơn bán cho Vinachem. Thực ra nghịch lý này cũng có nguyên nhân, bởi các công ty trồng cao su xuất khẩu được hoàn thuế giá trị gia tăng, ký bán khối lượng lớn và chất lượng mủ cỡ nào cũng bán được. Trong khi đó, bán trong nước với hợp đồng nhỏ lẻ, yêu cầu chất lượng khắt khe, lại phải chịu thuế giá trị gia tăng 5%.



Theo www.toquoc.gov.vn
Báo cáo phân tích thị trường