Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Giá hạt tiêu thế giới giảm mạnh trong tháng 11/2006
23 | 07 | 2007
Giá hạt tiêu thế giới, đã tăng mạnh từ tháng 7 đến tháng 10/2006 so với cùng kỳ năm ngoái, đã giảm mạnh trong tháng 11.
Trong khi đó, sản lượng hạt tiêu Việt Nam năm 2007 được dự báo là sẽ giảm 20% do sâu bệnh. Tình hình ở Indonexia cũng tương tự vì nhiều diện tích trồng tiêu bị phá bỏ sau khi giá giảm mạnh mấy năm trước. Kết quả là sản lượng hạt tiêu ở Indonexia dự báo cũng sẽ giảm. Mặc dù vậy, giá hạt tiêu vẫn đang giảm.
Chỉ số giá:
Chỉ số giá hạt tiêu đen tháng 11 của Cộng đồng Hạt tiêu Quốc tế (IPC) giảm 11,9 điểm, còn hạt tiêu trắng giảm 8,5 điểm. Giá hạt tiêu đen và trắng trung bình, FOB, các xuất xứ đều giảm, trong đó giá hạt tiêu đen giảm 9%, còn hạt tiêu trắng giảm 6%.
Giá hạt tiêu các xuất xứ đều giảm mạnh so với tháng trước. Nguyên nhân vì người mua không muốn ký hợp đồng ở mức giá hiện nay. Họ giữ thái độ chờ đợi, chờ giá giảm hơn nữa, có thể vào đầu 2007, khi có hạt tiêu vụ mới của Ấn Độ và Việt Nam.
Hoạt động giao dịch:
Vào đầu tháng 11, thị trường Kochi yên tĩnh, giá giảm nhẹ xuống 2.495 USD/tấn xuống  2.760 USD/tấn. Kết thúc tháng, giá nhích lên 2.540 USD/tấn. Trung bình, giá đã giảm 10% trong tháng 11 so với tháng 10. Tại thành phố Hồ Chí Minh, hoạt động giao dịch rất trầm lắng. Khách hàng chờ tới đầu 2007 mới tiến hành mua vào.
Trong tháng 11/2006, giá hạt tiêu đen 500g/l ở Thành phố Hồ Chí Minh đã giảm từ 2.500 USD/tấn xuống 2.150 USD/tấn. Trung bình, giá hạt tiêu đen tại TP Hồ Chí Minh tháng 11 đã giảm 16% so với tháng 10.
Theo nguồn tin chính thức, tính tới tháng 10/2006, Việt Nam đã xuất khẩu 100.000 tấn hạt tiêu. Dự tính trong cả năm nay, xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam sẽ đạt 110.000 tấn. Tại Lampung, thị trường cũng yên tính với hoạt động giao dịch hạn chế. Dự trữ hạt tiêu tại Indonexia rất khan hiếm, xong giá trong nước vẫn giảm dần từ 2.580 USD/tấn xuống 2.295 USD/tấn vào cuối tháng. Giao dịch tiêu bị ảnh hưởng bởi nhu cầu trên thị trường thế giới giảm sút. Giá tại các điểm giao dịch ở Indonexia giảm khoảng 8%, còn giá FOB giảm 13% so với tháng trước.
Tại Sarawak (Malaysia), thị trường cũng yên tĩnh và giá giảm từ 2.250 USD/tấn xuống 2.188 USD/tấn. So với tháng 10, giá trung bình của tháng 11 giảm 4% trên thị trường nội địa, còn giá FOB tương đối ổn định ở 3.200 USD/tấn.
Ở Sri Lanka, giá hạt tiêu tại các khu vực trồng tiêu cũng giảm mạnh, từ 2.267 USD/tấn xuống 1.863 USD/tấn.
Hạt tiêu trắng:
Thị trường hạt tiêu trắng cũng yên tĩnh và giá giảm mạnh trong tháng 11. Tại Banka, giao dịch rất thưa thớt. Dự trữ lúc này rất khan hiếm, xong giá vẫn giảm. Giá hạt tiêu trắng trên thị trường Banka giảm từ 3.460 USD/tấn xuống 3.115 USD/tấn. Giá FOB giảm từ 3.790 USD/tấn xuống 3.749 USD/tấn. Trung bình giá trong nước giảm 7%, còn giá FOB giảm 8%.
Tại Sarawak, giá hạt tiêu địa phương giảm từ 3.257 USD/tấn xuống 3.034 USD/tấn, trong khi giá FOB giảm từ 4.400 USD/tấn xuống 4.180 USD/tấn. Giá giao ngay trung bình tháng tại địa phương giảm 6%, còn giá FOB giảm 2%.
Tại Hải Nam (Trung Quốc), giá hạt tiêu trắng giảm từ 3.000 USD/tấn xuống 2.800 USD/tấn tại địa phương và từ 3.200 USD/tấn xuống 3.000 USD/tấn FOB. Tại TP Hồ Chí Minh, giá hạt tiêu trắng FOB giảm từ 3.700 USD/tấn xuống 3.200 USD/tấn.
Giá hạt tiêu đen, USD/tấn:
Tháng
2004
2005
2006
Tháng 1
1.546
1.557
1.565
Tháng 2
1.505
1.447
1.522
Tháng 3
1.522
1.453
1.493
Tháng 4
1.543
1.443
1.460
Tháng 5
1.473
1.424
1.463
Tháng 6
1.455
1.419
1.564
Tháng 7
1.501
1.416
1.811
Tháng 8
1.503
1.417
2.235
Tháng 9
1.484
1.457
2.917
Tháng 10
1.431
1.468
3.021
Tháng 11
1.436
1.523
2.758
Tháng 12
1.477
1.658
 
 
 

(Vinanet)



Báo cáo phân tích thị trường