Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
DN nhập khẩu tôm Mỹ liêu xiêu vì đồng USD yếu
30 | 05 | 2011
USD suy yếu đang hạn chế sức mua của các nhà NK Mỹ và tạo nhiều lợi thế hơn cho các nhà NK Châu Âu và một số nước Châu Á có nền kinh tế đang phát triển mạnh.

Đồng USD yếu là mối quan ngại lớn đối với nhiều nhà NK, Sam D’Angelo, Giám đốc Công ty Thủy sản Samuels and Son ở Philadelphia nhận định. Cụ thể, giá tôm tăng thêm từ 20 - 30% so với cuối năm 2009 buộc người tiêu dùng phải điều chỉnh việc chi tiêu cũng như lựa chọn thực đơn khi đi ăn nhà hàng. Tình hình kinh tế Mỹ hiện nay tạo ra sân chơi khác biệt cho các nhà phân phối, các nhà NK và người tiêu dùng cuối cùng. Từng đối tượng sẽ phải cố gắng tìm cách đối phó với tình hình hiện tại.

Đối với các nhà NK Mỹ, tôm vẫn là mặt hàng tiêu thụ chính trong nhóm thủy sản, vì vậy khó có thể xảy ra tình trạng người tiêu dùng “quay lưng lại” với mặt hàng này. Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều công ty kinh doanh tôm, người tiêu dùng đang chuyển từ các sản phẩm tôm cao cấp sang các sản phẩm tôm giá rẻ hơn.

Nghiên cứu do Công ty Samuels and Son tiến hành để biết nguồn cung cấp tôm thay thế nào mang lại giá tốt nhất cho người tiêu dùng trong bối cảnh kinh tế khó khăn cho thấy Việt Nam và Thái Lan cung cấp tôm chất lượng tốt nhất nhưng giá lại cao. Vì vậy, công ty này đang muốn thu mua tôm từ các thị trường khác có thể mang lại giá tốt nhất cho khách hàng như Bănglađet và Ấn Độ. Ngoài ra, công ty cũng hướng nhiều hơn tới các nhà cung cấp tôm nội địa Mỹ vì họ có tiếng trong việc chào bán tôm chất lượng.

Công ty Estern Fish, trụ sở ở New Jersey, đã phải rất nỗ lực kiềm chế tăng giá bán tôm trong bối cảnh đồng USD suy yếu. Mặc dù vậy, nhiều nhà NK ở Mỹ không thể hình dung hết được sức ép ngày càng tăng đối với nguồn cung tôm toàn cầu khi Trung Quốc trở thành thị trường NK ròng kể từ năm ngoái.

Khi Trung Quốc trở thành nhà NK tôm, các nước XK tôm như Ấn Độ hay Bănglađet gia tăng sản xuất để đáp ứng nhu cầu tôm toàn cầu tăng cao. Nhiều nước chuyển từ tập trung sản xuất tôm sú sang tôm chân trắng. Thời gian nuôi tôm chân trắng ngắn hơn so với nuôi tôm sú nên các nhà sản xuất có thể cung cấp cho thị trường nhanh hơn với số lượng nhiều hơn và giá rẻ hơn.

Xu hướng này dẫn tới nhiều khách hàng chuyển sang mua tôm chân trắng thay vì đặt hàng tôm sú.

“Giá cả được quan tâm nhiều hơn trong thời buổi kinh tế hiện nay. Khách hàng vẫn muốn ăn tôm nên họ tìm kiếm các sản phẩm phù hợp. Họ không quan tâm đến chuyện gì sẽ xảy ra với tôm thẻ Ấn Độ hay tôm sú Bănglađet và sẵn sàng tìm kiếm các sản phẩm thay thế phù hợp với điều kiện tài chính” - D’Angelo Giám đốc Công ty Samuels and Son nói.

Nhu cầu tăng từ Trung Quốc, Ấn Độ và một số nền kinh tế đang nổi như Braxin, cộng với giá tôm nguyên liệu tăng sẽ kéo giá bán tôm lên cao không chỉ trong năm nay mà ít nhất là trong 5 năm tới - D’Angelo nhận định.



Theo Vasep
Báo cáo phân tích thị trường