Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Xuất khẩu tôm Việt Nam - nhìn nhận từ đối thủ cạnh tranh
26 | 07 | 2011
Chỗ đứng của tôm VN trên các thị trường Mỹ, Nhật và EU năm 2011 có nhiều thay đổi đáng chú ý xét trên mối tương quan với các nguồn cung cấp khác, cụ thể là Thái Lan.

Trên bản đồ tôm thế giới, rất dễ nhận thấy Mỹ, Nhật Bản và EU là 3 khu vực tiêu thụ tôm mạnh nhất, đồng thời cũng là 3 thị trường NK tôm trọng điểm của Việt Nam. Năm 2010, XK tôm Việt Nam nói chung và sang 3 thị trường lớn này nói riêng tăng trưởng rất khả quan với tổng kim ngạch đạt trên 2,1 tỷ USD. Tuy nhiên, sang đến năm 2011, chỗ đứng của tôm VN trên các thị trường này có nhiều thay đổi đáng chú ý xét trên mối tương quan với các nguồn cung cấp khác, cụ thể là Thái Lan.

5 năm qua, từ 2006 - 2010, Việt Nam luôn đứng đầu về cung cấp tôm đông lạnh cho thị trường Nhật Bản và đây cũng là thị trường NK lớn nhất tôm của Việt Nam. Tuy nhiên, các số liệu về NK tôm vào Nhật Bản 4 tháng đầu năm nay cho thấy Thái Lan đã vươn lên vị trí dẫn đầu với 11.700 tấn, trong khi ViệtNam “tụt hạng” xuống vị trí thứ ba với 8.752 tấn, sau cả Inđônêxia 10.580 tấn.

4 tháng có thể chưa đủ để khẳng định chắc chắn các thứ hạng này nhưng nếu xét đến tình hình sản xuất tôm ở trong nước cũng như mục tiêu XK của cả Việt Nam và Thái Lan thì có thể thấy rõ khả năng Thái Lan “soán ngôi” củaViệt Nam trên thị trường Nhật Bản là hoàn toàn có thể.

Năm 2006, Thái Lan mới chỉ là nhà cung cấp tôm lớn thứ 5 cho Nhật Bản sau Việt Nam, Inđônêxia, Ấn Độ và Trung Quốc. Năm 2007, Thái Lan vươn lên xếp thứ 4, trước Trung Quốc. 2 năm sau đó, 2008 và 2009, Thái Lan giữ vị trí thứ 3 sau Việt Nam, Inđônêxia và đến năm 2010, nước này nhanh chóng chiếm lĩnh vị trí thứ 2 - chỉ sau Việt Nam. Điều này cho thấy rõ mục tiêu của Thái Lan làlấy Nhật Bản làm thị trường trọng tâm XK tôm của nước này.

Hiện nay, tôm chân trắng chiếm tới 90% sản lượng tôm nuôi của Thái Lan. Trận lụt đầu tháng 4 năm nay gây thiệt hại ước khoảng 50.000 tấntôm nguyên liệu của nước này. Tuy nhiên, nhiều thông tin từ Thái Lan cho rằngthiệt hại về sản lượng nuôi không ảnh hưởng nhiều đến XK tôm của nước này vì ngườinuôi nhanh chóng thả nuôi trở lại và sản lượng sẽ sớm được khôi phục do thờigian nuôi tôm chân trắng chỉ mất 3 tháng.

Sau khi tăng trưởng khá trong quý I/2011, XK tôm Việt Namsang Nhật Bản bắt đầu giảm sút. Tháng 4/2011, XK tôm sang thị trường này giảm17,7% về khối lượng và 14,7% về giá trị. Sang tháng 5, tiếp tục giảm mạnh vềkhối lượng (31,8%), tuy giá trị chỉ giảm 3,4%. Tháng 6 là tháng thứ 3 giảm liêntiếp cả về khối lượng (19,1%) lẫn giá trị (12,2%).

Không thể không nhắc đến những khó khăn của các DN chế biến và XK tôm đang gặp phải hiện nay như thiếu nguyên liệu do sản lượng thu hoạch giảm bởi dịch bệnh, lãi suất vay ngân hàng tăng cao, chi phí nhân công lớn…nhưng cũng phải thấy rõ yếu tố ảnh hưởng lớn tới XK tôm của Việt Nam sangNhật Bản chính là chất lượng tôm.

Kể từ cuối năm ngoái, ngành XK tôm Việt Nam đã phải rất vất vả và tốn nhiều chi phí để kiểm soát và xử lý tôm nhiễm Trifluralin khi Nhật Bản áp dụng kiểm tra dư lượng chất này đối với 100% lô hàng tôm NK từ Việt Nam. Trong khi vẫn đang “loay hoay” với Trifluralin thì từ ngày 9/6/2011, Nhật Bản lại chính thức tăng cường tần suất kiểm tra dư lượng Enrofloxacin từ 30% lô hàng lên mức 100% ngay sau khi phát hiện thêm 1 lô tôm của Việt Nam nhiễm dưlượng chất này vượt mức cho phép.

Không chỉ gia tăng thị phần trên thị trường Nhật Bản, XK tômThái Lan sang Mỹ có thể sẽ “rộng đường” hơn khi mới đây, Bộ Thương mại Mỹ côngbố kết quả cuối cùng đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá tôm lần thứ5 (POR5) giai đoạn từ ngày 1/2/2009 đến ngày 31/1/2010. Theo đó, hơn 150 DN XKtôm Thái Lan nhận mức thuế 0,73%. Với mức thuế này, vị trí dẫn đầu về cung cấptôm cho thị trường Mỹ sẽ càng được củng cố.

Mặc dù chưa có kết quả cuối cùng của POR5, và mới đây, tômViệt Nam đã giành được thắng lợi ban đầu trong vụ kiện Mỹ áp dụng các biện pháp tính thuế CBPG trái với quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nhưng với những thuận lợi lớn của Thái Lan, nếu Việt Nam không triệt để tận dụng và pháthuy những thế mạnh của mình, Việt Nam có thể tiếp tục ”nhường” thị phần choThái Lan như đã xảy ra ở thị trường Nhật Bản.

Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, 6 tháng đầu năm nayViệt Nam XK 101.872 tấn tôm các loại, trị giá trên 971 triệu USD. Mỹ sau gần 10năm đứng sau thị trường Nhật Bản đã vươn lên vị trí số 1 về NK tôm Việt Nam vớikhối lượng đạt 19.344 tấn, trị giá 216,5 triệu USD, tăng 28,7% về khối lượng và 40,8% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Nguyễn Bích
Vasep



Báo cáo phân tích thị trường