Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi nửa đầu năm và dự báo thị trường thời gian tới
28 | 07 | 2011
Khoảng 55% khối lượng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi phải nhập khẩu như bắp, đậu nành, lúa mì. Trước đây trong nước còn tự chủ được khoai mì, cám gạo và bắp, nhưng giờ đây ngành chăn nuôi phải nhập khẩu cả cám gạo và khoai mì về chế biến, do khoai mì dùng để xuất khẩu chế biến xăng sinh học ethanol.

Trong khi đó, nguyên liệu thức ăn giàu đạm như khô dầu đậu nành, bột cá, bột thịt phải nhập 90-95%; các loại chất khoáng, vitamin, tạo mùi lên đến 100%. Năm 2010, Việt Nam nhập khẩu 12,4 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, tương đương 2,7 tỷ USD (năm 2009 là 2,1 tỷ USD với 10 triệu tấn nguyên liệu), dự kiến 2011 con số này sẽ trên 3 tỷ USD.

 

Theo số liệu thống kê từ TCHQ, nửa đầu năm 2011, Việt Nam đã nhập khẩu 1,1 tỷ USD thức ăn gia súc và nguyên liệu, tăng 0,88% so với cùng kỳ năm 2010.

 

Ngay từ những tháng đầu năm, nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu tăng trưởng về kim ngạch, tuy nhiên sang đến tháng 2 kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này giảm (giảm 29,8%) so với tháng trước đó. Sang đến tháng 3, nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu tăng trưởng mạnh (tăng 53,5% so với tháng 2) và tháng 4 giảm so với tháng 3. Tháng 5 kim ngạch nhập khẩu tăng so với tháng 4 (tăng 79,7 triệu USD). Tháng 6/2011, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này giảm 5,63% so với tháng 5, đạt 198,6 triệu USD và giảm 11,9% so với tháng 6/2010.

 

Kim ngạch nhập khẩu Thức ăn gia súc và nguyên liệu từ đầu năm đến hết tháng 6/2011

 

 

Kim ngạch

Tháng 1

228,157,770

Tháng 2

159,991,929

Tháng 3

245,614,958

Tháng 4

130,484,624

Tháng 5

210,472,008

Tháng 6

198,621,224

6 tháng

1,173,342,513

 

Ấn Độ, Achentina, Hoa Kỳ, Thái Lan, Trung Quốc… là những thị trường chính cung cấp thức ăn gia súc và nguyên liệu cho Việt Nam.

 

Ấn Độ là thị trường có kim ngạch cao nhất trong nửa đầu năm 2011 với 350,8 triệu USD, tăng trưởng vượt bậc (tăng 19.097,24%) so với cùng kỳ năm 2010, chiếm 29,8% thị phần. Trong đó tháng 6/2011 Việt Nam đã nhập 19,5 triệu USD thức ăn gia súc từ thị trường Ấn Độ, giảm 30,51% so với tháng liền kề trước đó, nhưng tăng trưởng đột biến so với tháng 6/2010 (tăng 2482,49%).

 

Đứng thứ hai là thị trường Achentina với 217,7 triệu USD, chiếm 18,5% thị phần, tăng 667,15% so với 6 tháng năm 2010.

 

Tham khảo một số chủng loại thức ăn gia súc nhập khẩu trong tháng 5/2011

 

 

Tháng 4/2011

Tháng 5/2011

So với cùng kỳ (%)

So với tháng trwocs (%)

Tổng

151256

209735

125,6

138,7

Bột thịt, bột xương, bột cá, bột tôm

20487

26707

171,1

130,4

Cám, tấm và phế liệu khác, ở dạng bột viên từ các loại ngũ cốc hay các loại cây họ đậu

14783

11491

139,8

77,7

Phế liệu từ quá trình sản xuất tinh bột và phế liệu

14714

13809

99,4

93,9

Khô dầu đậu tương

58252

114625

118,0

196,8

Khô dầu lạc

163

124

64,1

76,0

Khô dầu và phế liệu rắn khác

17483

14498

153,4

82,9

 

Nguồn: Số liệu do Trung Tâm Tin học và Thống kê (CIS) tổng hơp từ số liệu theo mã HS gửi từ TCHQ

 

Hai quý đầu năm, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thế giới có nhiều biến động. Sau khi tăng mạnh vào tháng 1/2011, sang tháng 2/2011, giá các nguyên liệu này lại có xu hướng ổn định trước khi giảm mạnh vào tháng 3.

 

Tuy nhiên giá của mặt hàng này lại tăng cao trong tháng 4 và ổn định trong tháng 5.

 

Theo Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, 6 tháng qua, giá thức ăn chăn nuôi trong nước liên tục tăng (từ đầu năm đến nay giá đã được điều chỉnh tăng 7 lần), tổng mức tăng từ 800 – 1.400 đồng/kg so với đầu năm 2011. Nguyên nhân tăng giá là do giá nguyên liệu thế giới tăng. Trong đó giá ngô vàng của Mỹ tăng tới 61 – 62 USD/tấn so với tháng 1/2011.

 

Tỷ giá USD/VND được điều chỉnh tăng đã tác động mạnh đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp do sản xuất thức ăn trong nước phụ thuộc rất nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài.

 

Các yếu tố đầu vào khác như điều chỉnh giá xăng dầu, giá điện cũng đã làm cho giá bán của mặt hàng này biến động trong thời gian qua. Song sang tháng 7, dự báo giá thức ăn chăn nuôi tiếp tục ổn định.

 

Thị trường nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu nửa đầu năm 2011

 

ĐVT: USD

 

 

KNNK T6/2011

KNNK 6T/2011

KNNK 6T/2010

% tăng giảm T6/2011 so với T5/2011

% tăng giảm so với T6/2010

% tăng giảm so với cùng kỳ 2010

Tổng KN

198.621.224

1.173.342.513

1.163.089.273

-5,63

-11,99

0,88

Ấn độ

19.581.211

350.828.778

1.827.496

-30,51

2.482,49

19.097,24

Achentina

81.707.394

217.767.306

28.386.444

62,73

1.990,18

667,15

Hoa Kỳ

20.841.808

121.415.212

268.243.946

-1,58

23,87

-54,74

Thái Lan

12.304.591

58.809.668

37.533.214

-10,99

11,93

56,69

Trung Quốc

9.499.600

53.064.093

50.667.502

-18,43

49,65

4,73

Indonesia

3.622.008

29.660.720

17.550.118

-44,63

-19,00

69,01

Đài Loan

3.822.446

21.766.648

17.649.218

-13,72

-27,70

23,33

Tiểu Vương quốc Ạâp Thống nhất

2.206.070

14.621.691

20.407.658

-2,54

-43,42

-28,35

Canada

91.006

14.361.066

11.814.404

-98,06

-95,89

21,56

Philipin

200.000

11.479.919

9.338.888

-62,73

-77,25

22,93

Malaixia

2.237.337

11.340.007

7.235.989

-0,04

94,40

56,72

Hàn Quốc

1.961.992

11.251.096

7.374.362

-9,62

7,58

52,57

Xingapo

1.369.024

10.942.948

6.857.467

-26,95

63,37

59,58

Italia

5.961.669

9.726.276

17.607.518

480,13

73,09

-44,76

Pháp

1.116.184

8.571.984

7.855.254

-47,08

27,39

9,12

Oxtrâylia

1.412.017

7.732.068

7.108.278

84,52

18,47

8,78

HàLan

1.060.456

4.520.710

2.623.582

56,26

107,11

72,31

Tây Ban Nha

337.694

3.043.880

2.731.562

-21,32

127,62

11,43

Bỉ

394.148

2.602.441

 

8,07

*

*

Đức

1.146.818

1.975.562

453.968

691,10

1.722,89

335,18

Áo

486.492

1.885.335

3.158.918

238,11

-17,59

-40,32

Chilê

 

1.196.933

6.594.341

*

*

-81,85

Anh

162.525

1.155.525

2.213.299

-1,91

38,04

-47,79

Nhật Bản

348.732

847.475

3.005.937

97,32

-15,09

-71,81

Theo Vinanet



Báo cáo phân tích thị trường