Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Tổng quan thị trường cao su, cà phê, đường và cacao quốc tế
08 | 08 | 2011
Thị trường cao su, cà phê, đường và cacao quốc tế đang chịu ảnh hưởng bởi những tâm lý trái chiều. Trong khi giá đường tiếp tục dao động nhẹ, giá cà phê nhảy vọt so nhu cầu tăng cao và tình hình thời tiết tại Brazil. Giá cacao tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi mùa vụ bội thu kỷ lục tại Ghana và Bờ Biển Ngà

Cao su

Tại thị trường Ấn Độ, giá cao su tiêp tục duy trì dao động nhẹ ở mức giá thấp do nhu cầu nội địa yếu và yếu tố mùa vụ. Gần đây, chính phủ Ấn Độ đã cho phép nhập khẩu 40 ngàn tẩn cao su với mức thuế nhập khẩu giảm 7,5%. Tuy nhiên, các nhà thu mua Ấn Độ hiện đang trong tâm lý chờ đợi do giá cao su trên thị trường thế giới đang ở mức cao.

Sản lượng cao su tự nhiên toàn cầu dự báo tăng 3,3% trong quý 2/2011 theo dữ liệu công bố mới nhất bởi ANRPC. Tổng sản lượng cao su tự nhiên trong quý 2/2011 ước đạt 2,15 trieeujt ấn, so với mức 2,09 triệu tấn trong cùng kỳ năm 2010.

Tại Sàn giao dịch hàng hoá và phái sinh Ấn Độ, giá cao su giao tháng 8 tăng nhẹ, từ mức 20.845 Rs/quintal, lên mức 20.876 Rs/quintal. Giá cao su giao tháng 9 tăng từ 20.810 Rs/quintal lên mức 20.828 Rs/quintal. Giá RSS4 giao ngay tăng 20.750 Rs/100kg, lên mức 21.100 Rs/100 kg. Giá RSS cùng loại trên thị trường Bangkok giao dịch ở mức giá 215 Rs/kg.

Cà phê

Những lo ngại về tình hình thời tiết, nhu cầu tăng đang củng cố giá cà phê trên thị trường thế giới. Việt Nam, Indonesia và Brazil đang đối mặt với những điều kiện thời tiết bất lợi trong thời gian gần đây, làm dấy lên nỗi lo về nguồn cung. Ấn Độ và Việt Nam đang hưởng lợi từ tăng trưởng xuất khẩu cà phê. Việt Nam kỳ vọng xuất khẩu 70 ngàn tấn cà phê trong tháng 8, so với mức 55 ngàn tấn xuất khẩu trong tháng 7. Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Ấn Độ đã tăng 41,6% trong thời kỳ từ tháng 10/2010 – 8/2011, lên mức 313,27 ngàn tấn nhờ những hợp đồng xuất khẩu sang Ý và Đức. Tại Brazil, dịch bệnh trên cây cà phê lan rộng tại Minas, vùng sản xuất chiếm một nửa sản lượng cà phê tại Brazil, làm dấy lên lo ngại rằng sản xuất cà phê niên vụ 2012 – 2013 của nước này sẽ bị ảnh hưởng.

Kim ngạch xuất khẩu cà phê toàn cầu đạt 8,76 triệu bao trong tháng 6/2011, so với mức kim ngạch 8,02 triệu bao trong cùng kỳ năm 2010. Kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm niên vụ 2010/2011 (tháng 10/2010 – 6/2011) tăng 16%, từ mức 69,7 triệu bao trong cùng kỳ niên vụ trước, lên mức 80,7 triệu bao. Trong niên lịch tính kết thúc vào tháng 6/2011, kim ngạch xuất khẩu cà phê Arabica đạt 68,4 triệu bao, so với mức 59,6 triệu bao trong năm ngoái; trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu cà phê Robusta tăng từ mức 32,6 triệu bao năm 2009/2010 lên mức 36,5 triệu bao trong năm 2010/2011.

Trên Sàn giao dịch hàng hoá New York, giá cà phê Arabica giao tháng 9 tăng lên mức 2,512 USD/pound. Mức tăng giá cà phê trong tuần giao dịch trước là 1%. Trong tháng 5, giá cà phê vọt lên mức 3,089 USD/pound, mức giá cao nhất trong 14 năm qua do mưa lớn triền miên làm giảm sản lượng cà phê Colombia, nước sản xuất cà phê Arabica lớn thứ hai trên thế giới. Tuy nhiên, sau đó giá cà phê giảm do những lo ngại về nguồn cung dịu đi. Trên thị trường Luân Đôn, giá cà phê Robusta giao tháng 9 tang 17 USD, tương đương 0,8%, lên mức 2.062 USD/tấn trong tuần qua. Cà phê Arabica chủ yếu được trồng tại khu vực Mỹ Latin và được sử dụng trong pha chế chủ yếu tại các nhà pha chế chuyên biệt, như Starbucks. Trong khi đó, cà phê Robusta, chủ yếu sử dụng để sản xuất cà phê uống liền, chủ yếu được sản xuất tại châu Á và một phần tại châu Phi.

Trong phiên giao dịch ngày 5/8, giá cà phê giao tháng 9 trên sàn New York tăng 24 USD, tương đương 1,2%, lên mức 2.069 USD/tấn,

Đường

Giá đường đang chịu áp lực giảm. Trên thị trường New York, giá đường thô giao tháng 10 giảm từ 31,68 cents/pound xuống 27,76 cents/pound. Thị trường đang chờ đợi những diễn biến sản xuất mới tại Brazil và Ấn Độ, những nước sản xuất đường hàng đầu thế giới. Sản lượng đường tại Maharashtra, vùng sản xuất đường chính tại Ấn Độ, dự kiến đạt 9,3 triệu tấn trong niên vụ 2011 – 2012 do sản lượng mía được kỳ vọng tăng lên mức 82,5 triệu tấn.

Tổng diện tích trồng mía đường tính đến 5/8 tại Ấn Độ đạt 5,113 triệu ha. Sản lượng củ cải đường tại châu Âu cũng được dự báo tăng. Tuy nhiên, sản lượng đường tại Brazil có thể giảm lần đầu tiên trong thập kỷ qua do diện tích mía già cỗi và năng suất giảm, lại có hiệu ứng củng cố giá đường toàn cầu. Giá đường trắng giao tháng 10 trên thị trường Luân Đôn tăng 9,9 USD, tương đương 1,4%, lên mức 729,7 USD/tấn trong phiên giao dịch ngày 5/8. Với mức thặng dư đường dự kiến trong niên vụ 2011 – 2012, hầu hết các nhà phân tích hiện đang đặt cược giá đường sẽ giảm.

Trên Sàn giao dịch hàng hoá và phái sinh Ấn Độ (NCDEX), giá đường loại trung bình giao tháng 10 giảm 4,17%, xuống mức 2.755 Rs/quintal trong tuần trước do chịu ảnh hưởng của giá đường thế giới.

Cacao

Giá cacao tương lai  cũng đang chịu áp lực giảm giá do sản lượng tại Bờ Biển Ngà, nhà sản xuất cacao hàng đầu thế giới, tăng bất chấp tình hình chính trị bất ổn tại nước này. Ghana cũng kỳ vọng sản lượng cacao sẽ tăng 60%, lên mức 1 triệu tấn trong niên vụ này, càng làm gia tăng áp lực giảm giá.

Giá cacao giao tháng 9 trên thị trường New York tăng 28 USD, tương đương 1%, lên mức 2.933 USD/tấn, sau khi chạm mức đáy 2.875 USD/tấn trong tuần trước, mức thấp nhất kể từ 6/6. Giá cacao giao tháng 9 tại Luân Đôn tăng lên mức 3.031 USD/tấn.

Trong khi đó, sau mùa vụ 2010 – 2011 bội thu, sản xuất cacao tại Ghana và Bờ Biển Ngà trong niên vụ 2011 – 2012 dự đoán giảm 15%, có tác dụng hỗ trợ giá trên thị trường thế giới. Hiện điều kiện thời tiết bất lợi có thể làm giảm sản lượng dự kiến và mức thâm hụt cung cầu có thể đạt hơn 100 ngàn tấn trong niên vụ tới. Ghana và Bờ Biền Ngà chiếm 50% tổng sản lượng cacao toàn cầu.

Kim Dung AGROINFO

Theo Commodity online



Báo cáo phân tích thị trường