Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Chuyện ở vùng dự án cao-su Lào - Việt Nam
04 | 09 | 2007
Cuối tháng 8, thời tiết trên đất bạn Lào lúc cuối chiều, trời mưa nặng hạt, nên việc đi lại vào các bản xa còn không ít khó khăn. Anh Huỳnh Văn Khiết, Giám đốc Công ty cao-su Ðác Lắc, một trong những đơn vị đã và đang đầu tư phát triển cao-su rồi nay trồng thêm cây cà-phê trên đất CHDCND Lào, đưa chúng tôi đến thăm vùng vừa trồng gần 100 ha cà-phê.
Cuối tháng 8, thời tiết trên đất bạn Lào lúc cuối chiều, trời mưa nặng hạt, nên việc đi lại vào các bản xa còn không ít khó khăn. Anh Huỳnh Văn Khiết, Giám đốc Công ty cao-su Ðác Lắc, một trong những đơn vị đã và đang đầu tư phát triển cao-su rồi nay trồng thêm cây cà-phê trên đất CHDCND Lào, đưa chúng tôi đến thăm vùng vừa trồng gần 100 ha cà-phê.

Ðoạn từ quốc lộ đến bản Pak Son không xa nhưng là đường đất, lầy lội nên phải mất gần một giờ mới đến vùng  công ty chọn thực hiện dự án trồng 500 ha cà-phê ở đây. Nằm ở độ cao 1.390 m, Pak Son (mọi người ở đây gọi là núi Hạt Dẽ), thuộc tỉnh Chăm-pa-sắc, nơi lý tưởng cho việc trồng cà-phê sạch và du lịch sinh thái.

Anh Khiết cho biết: Qua khảo sát, vùng Pak Son có 800 ha, trong đó có thể trồng 500 ha cà-phê và năm 2007, công ty đã trồng gần 100 ha bằng giống Ca-ti-mo.  Khi vùng cà-phê định hình, công ty sẽ đầu tư là con đường từ quốc lộ vào vùng dự án. Ðiều đáng quan tâm là công ty đang thực hiện trồng cà-phê sạch vì vùng đất này có nhiệt độ thấp, ít phải dùng nước tưới và là vùng bà con người Lào đã trồng cà-phê vườn nhiều năm không phải bón phân. Ðể có năng suất cao, công ty đưa cán bộ kỹ thuật từ Việt Nam sang và hợp đồng với bà con trong bản trồng cà-phê theo hướng thâm canh, canh tác theo phương thức "cà-phê sạch".

Tình cờ gặp anh Bùi Quang Quyền, năm nay 46 tuổi, quê ở Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh (Việt Nam) sang đây vào tháng 3-2006 và hiện làm Ðội trưởng đội 3 của Nông trường 1, thuộc Công ty TNHH cao-su Lào - Ðác Lắc, có trụ sở tại bản Tha Luông, huyện Pak Sê, tỉnh Chăm-pa-sắc. Nói là đội trưởng song ở trên đất bạn Lào này anh đội trưởng quản lý đến 1.030 ha, diện tích rộng bằng hoặc hơn một nông trường bên tỉnh Ðác Lắc (Việt Nam), gặp anh lúc đang đi xe máy kiểm tra vườn cây cao-su vừa trồng hơn một năm, anh cho biết: Ðội 3 hiện có 55 công nhân người Việt đưa từ Ðác Lắc sang, khi vào vụ chăm sóc cao-su phải hợp đồng người lao động địa phương tới trên dưới 250 người. Hằng tháng  mỗi công nhân người Lào hợp đồng thời vụ thu nhập khoảng 1,8 triệu kíp tương đương gần ba triệu đồng Việt Nam, thu nhập cao vài lần so với làm nông nghiệp trong bản. 

 Trạm Y tế bản Mây là một trong hai trạm y tế do Công ty cao-su Ðác Lắc đầu tư xây dựng và chịu mọi phí tổn để khám, chữa bệnh không chỉ cho công nhân, mà còn cả người dân các bản sinh sống quanh vùng trồng cao-su. Khâm Bòn, người dân của bản Mây, vừa học xong khóa y sĩ, đã được công ty tiếp nhận vào làm ở trạm y tế, Khâm Bòn bộc bạch: Làm ở trạm y tế vui lắm, vừa học hỏi được nhiều điều, vừa giúp đồng bào mình chữa bệnh. Thuốc thang ở đây đều do Công ty cao-su Ðác Lắc mang từ Ðác Lắc (Việt Nam) sang để chữa bệnh cho bà con, hàng tháng có đến gần 100 lượt là bà con bản Mây vào trạm y tế xin thuốc chữa bệnh, có trạm y tế, bà con chữa lành bệnh mà không phải đi xa.

Bà con biết ơn công ty, cán bộ Việt Nam lắm, các anh không chỉ mang cây cao-su, mang việc làm đến cho con em trong bản, mà còn chữa bệnh, thăm hỏi khi ốm đau. Có trạm  y tế, bà con có điều kiện chăm sóc sức khỏe ban đầu tốt hơn. Ngoài ra, vừa qua, công ty còn mời Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên (Việt Nam) sang điều tra tình hình dịch bệnh và hỗ trợ các máy móc, vật tư y tế cho nhân dân trong vùng cũng như các cơ sở y tế ở địa phương.  

Nói về sự quan tâm giúp đỡ của các đơn vị trồng cao-su đứng chân trên địa bàn, anh Kham Công, trưởng bản Pác Kẹt, thuộc tỉnh Champasak thổ lộ: Từ ngày có cây cao-su trồng ở Pác Kẹt, bà con ở đây vui hơn, chiều đến thanh niên hai bản cây số 29 và bản Nậm Xay vào chơi thể thao với công nhân Nông trường 3 này. Dự kiến năm tới, bà con sẽ nhận khoán 400 ha trong tổng số trồng một nghìn ha cao-su trên vùng đất này. Không có khó khăn gì trong việc triển khai trồng cao-su, chính quyền cơ sở luôn ủng hộ để cải thiện đời sống cho bà con, Kham Công cho biết thêm như vậy, sắp tới trồng cao-su theo phương thức 1 + 4, nghĩa là dân có đất sẽ cùng công ty trồng cao-su (công ty có vốn, có kỹ thuật và thu mua sản phẩm, sau cùng là chia lợi nhuận từ gỗ cao-su). Bà con hai bản này phấn khởi lắm, đường sá tốt hơn, dân có việc làm và có dư để mua sắm nhiều thứ trong nhà.                                                 

 Hơn ba năm triển khai thực hiện dự án trồng cao-su tại bốn tỉnh Nam Lào, Công ty TNHH Cao-su Lào - Ðác Lắc đã trồng 5.685 ha cao-su, trong đó có 70 ha cao-su trồng theo hình thức liên kết với nhân dân trong vùng dự án. Tỉnh Chăm-pa-sắc là tỉnh triển khai nhanh, trồng nhiều nhất trong các tỉnh Nam Lào.

Anh Lê Thanh Cần, Phó giám đốc Công ty TNHH cao-su Lào - Ðác Lắc cho biết: Khi các địa phương nhận thức đúng vấn đề thì việc triển khai trồng rất nhanh, dự án của chúng tôi đang triển khai không chỉ trồng cao-su mà còn trồng điều, trồng cà-phê, rừng... hiện cây điều đã trồng trên 663 ha, trong đó có 345 ha liên kết với nhân dân và các đơn vị trên địa bàn; cây rừng, cà-phê cũng trồng hơn 200 ha, điều quan trọng là công ty đã thực hiện một số chính sách kinh tế, xã hội đối với chính quyền địa phương trong vùng dự án, như đầu tư xây dựng hai trường tiểu học, tổ chức đào tạo thợ lái máy nông nghiệp, thợ ghép và kỹ thuật trồng, chăm sóc cao-su cho con em các hộ nhận khoán, xây dựng trạm y tế như anh biết đó, ngoài ra công ty còn thường xuyên tổ chức cho cán bộ, công nhân và người dân đi học tập, tham quan các mô hình làm ăn ở Việt Nam, hỗ trợ cho địa phương, nông dân phát triển cây công nghiệp, nông nghiệp và liên kết trồng điều, cao-su với dân, với các đơn vị đứng chân trong vùng dự án, riêng hình thức này đến nay đã liên kết trồng được 410 ha điều, cao-su.


Nguồn: nhandan
Báo cáo phân tích thị trường