Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Thị trường cao su thế giới tuần 2-9/10/2006
04 | 10 | 2007
Giá cao su tự nhiên tăng nhẹ trong tuần qua do lo ngại về nguồn cung eo hẹp khi mưa lớn xuất hiện tại miền nam Thái Lan và Malaysia. Mặt khác, nhu cầu từ các nhà đầu cơ đã hỗ trợ phần nào cho thị trường cao su Tokyo. Tại Indonexia, những lo ngại về sự eo hẹp của nguồn cung trong thời gian diễn ra lễ hội Ramazan (kéo dài cho tới cuối tháng 10/06) giúp cho cao su SIR20 tăng giá nhẹ.
Giá cao su đã giảm khá nhiều trong thời gian gần đây, xong nhiều người dự đoán xu hướng giảm giá sẽ không kéo dài. Tại một hội thảo ở Singapore, ông Michael Coleman, giám đốc quỹ hàng hoá Aisling Analytics, cho rằng tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trên toàn cầu sẽ tiếp tục đẩy tăng nhu cầu lốp xe, và các nhà sản xuất mặt hàng này sẽ phải tiếp tục tăng sản xuất, đẩy giá cao su tăng lên. Giá cao su tự nhiên có thể đạt mức cao mới, trên 320 Yên/kg trong vòng 6 tháng tới, so với khoảng 220 Yên hiện nay, nếu tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu vẫn đạt trên 4%. Tuy nhiên, nếu tăng trưởng kinh tế thế giới giảm xuống 2%, giá cao su sẽ giảm xuống 1.500 USD/tấn, so với khoảng 1.880 USD/tấn hiện nay.

Theo ông Coleman, trong lịch sử, giá cao su thiên nhiên luôn bị điều tiết bởi nhu cầu, chứ không chịu ảnh hưởng nhiều bởi nguồn cung, điều đó cho thấy nhu cầu từ các nhà sản xuát lốp xe – nơi tiêu thụ khoảng 75% cao su toàn cầu - sẽ là yếu tố chính tác động tới thị trường cao su thế giới. Vậy có nghĩa là chỉ một biến động nhỏ trong tiêu thụ cũng có ảnh hưởng lớn tới giá. Và một khi nhu cầu vẫn mạnh, thị trường luôn cần tăng sản lượng ô tô, xuất phát từ tăng trưởng GDP và tăng trưởng của lĩnh vực công nghiệp. Tuy nhiên, ông Coleman cho rằng giống như nhiều hàng hoá khác, lúc này giá cao su đang cao hơn chi phí sản xuất, nên nếu nhu cầu chậm lại chắc chắn giá sẽ giảm xuống. Điều này chắc chắn đúng vì người trồng cao su sẽ chỉ giảm sản lượng khi giá cao su thấp hơn chi phí sản xuất, và ông cho rằng điều đó sẽ chưa xảy ra, ít nhất trong 6 tháng tới.

Không chỉ có nhu cầu lốp xe, nhu cầu găng tay - một lĩnh vực cũng tiêu thụ nhiều cao su nguyên liệu – trên thị trường thế giới dự báo cũng sẽ vẫn mạnh. Malaysia - nhà cung cấp găng tay cao su lớn nhất thế giới - rất lạc quan rằng triển vọng nhu cầu găng tay cao su thế giới sẽ tăng trung bình 10% mỗi năm từ mức khoảng 120 triệu chiếc hiện nay. Theo Bộ trưởng Hàng hoá và các ngành Cây trồng, Datuk Anifah Aman, xuất khẩu găng tay cao su sẽ vẫn là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất trong các sản phẩm cao su, chiếm 64,5% hay 4,5 tỷ Ringgit trong năm qua. Khi giá cao su tăng cao, nhiều lĩnh vực khác có thể đã chuyển sang dùng nitrile hay vinyl làm nguyên liệu, xong nhu cầu găng tay cao su tự nhiên của ngành y tế vẫn cao vì trong các bệnh viện, an toàn là trên hết. Ông Anifah cho biết toàn bộ quá trình sản xuất găng tay cao su, từ trồng cây tới sản xuất găng tay cao su và vứt bỏ đều rất thân thiện với môi trường, vì nó là sản phẩm của sinh học. Người tiêu dùng rất ưa chuộng loại găng tay này, nhất là tại những thị trường lớn như Mỹ, Anh, Đức và Nhật Bản. Theo ông Oon Kim Hung, chủ tịch Hiệp hội Sản xuất Găng tay Cao su, ngành này đang vấp phải nhiều vấn đề lớn như giá nguyên liệu tăng và các chi phí khác như điện, nhiên liệu và lao động đều tăng lên. Đâu năm nay, các nhà sản xuất găng tay cao su đã tăng giá sản phẩm của mình thêm 7,50 Ringgit/100 chiếc di giá mủ cao su đã tăng 25% chỉ trong vòng 6 tháng.

Ấn Độ đã nổi lên thành nước xuất khẩu cao su lớn trong thời gian qua, và đây chính là nguyên nhân làm giảm mạnh dự trữ cao su của nước này. Nguyên nhân do chênh lệch giá lớn giữa cao su RSS4 của Ấn Độ với cao su RSS3 trên thế giới. Trong tháng 9, khi giá cao su RSS4 ở Ấn Độ là 81,69 Rupi/kg thì giá cao su RSS3 trên thế giới là 84,80 Rupi/kg. Hiện giá cao su Ấn Độ vẫn thấp hơn so với cao su quốc tế, trong khi giá cao su Ấn Độ là 78,75 Rupi/kg, thì giá cao su quốc tế là 84,67 Rupi/kg. Trong tài khoá kết thúc vào tháng 3/2006, giá cao su thiên nhiên của Ấn Độ trung bình là 66,99 Rupi/kg. Từ đầu tài khoá này, 1/4 đến 30/9, Ấn Độ đã xuất khẩu 46.007 tấn cao su thiên nhiên, tăng so với 18.268 tấn cùng kỳ năm ngoái, làm giảm mạnh lượng dự trữ. Dự trữ cao su thiên nhiên của Ấn Độ tính ở thời điểm 30/9/2006 chỉ khoảng 58.000 tấn, so với 68.217 tấn cùng kỳ năm trước, mặc dù sản lượng tăng. Sản lượng cao su thiên nhiên tháng 9/2006 đã tăng tới 75.000 tấn, so với 70.895 tấn cùng tháng năm ngoái. Xuất khẩu trong tháng 9 đạt 4.813 tấn, so với 6.857 tấn cùng tháng năm ngoái. Xuất khẩu trong giai đoạn tháng 4-9/2006 đã tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Mùa thu hoạch cao su cao điểm ở Ấn Độ là tháng 10-tháng 1, vậy nên giá cao su Ấn Độ chắc chắn sẽ còn tiếp tục giảm từ nay tới cuối năm. Vào mùa thu hoạch, Ấn Độ sẽ khôi phục kho dự trữ cao su của mình – tính tới 31/8 chỉ có 44.000 tấn.

Giá cao su, US cent/kg, FOB

Xuất xứ

Loại

Kỳ hạn

Ngày 9/10

Ngày 2/10

Thailand

RSS3

 Oct/Nov

190-191       

180-185

 

STR20

Oct/Nov

 190           

179-185

Indonesia

SIR20

Oct

186.3         

172-176

Malaysia

SMR20

Oct

186-190       

180-181



(Vinanet)
Báo cáo phân tích thị trường