Năm yếu tố đáng kể nhất tác động tới thị trường nông sản tháng qua.
◦Động đất và sóng thần tại Nhật Bản, khiến người ta lo ngại nhu cầu nhập khẩu nông sản, đặc biệt là cao su, vào thị trường này giảm mạnh ngay sau động đất, nhưng lại tăng lên sau đó.
◦Trung Quốc tăng tỷ lệ lãi suất vào đầu tháng 4, gây khả năng kinh tế nước này tăng trưởng chậm lại, kéo theo nhu cầu nông sản.
◦Thời tiết thất thường ở các khu vực trồng ngũ cốc chính của Mỹ và Nam Mỹ
◦Bạo loạn ở Bắc Phi gây gián đoạn nguồn cung một số nông sản từ khu vực này, như cacao
◦Mỹ quyết định giữ nguyên tỷ lệ lãi suất thấp kỷ lục lịch sử, gần 0%, và duy trì chương trình hỗ trợ tài chính đến giữa năm 2011 đúng như kế hoạch.
Thị trường hàng nông sản đã thăng trầm theo từng động thái kinh tế. Đến cuối tháng, sau tuyên bố của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), đồng USD trượt dài khiến hàng hoá trở nên vô cùng hấp dẫn với các nhà đầu tư.
Nhìn chung, mặc dù có loại nông sản giảm giá, song hàng hoá vẫn vượt mặt chứng khoán, trái phiếu và đô la Mỹ tháng thứ 5 liên tiếp, kỳ tăng giá dài nhất ít nhất trong vòng 14 năm qua, bởi nhu cầu nguyên liệu tăng mạnh cùng với đà tăng trưởng của các nềnkinh tế.
Chỉ số 19 nguyên liệu Reuters-Jefferies CRB index tăng 3% trong tháng, mức tăng cao nhất kể từ tháng 9/2008.
Những mặt hàng có giá giảm mạnh nhất trong tháng 4 là bông (giảm 21,1%) và đường (giảm 17,9%).
Sau 7 tháng liên tiếp tăng, giá bông đã giảm mạnh trong tháng 4 do nhucầu ghậm lại. Theo/ Uỷ ban Tư vấn Bông Quốc tế (ICAC), Chỉ số Cotlook A đạt kỷ lục 2,44 USD vào ngày 8/3/2011, nhưng giảm xuống chỉ 1,73 USD vào ngày 28/4. Tuy nhiên, mức giá đó vẫn được đánh giá là cao.
ICAC cho biết việc giá tăng cao, tín dụng thắt chặt, trong khi giá sợi bông không không tăng nhanh đến vậy, và cũng bắt đầu vào vụ gieo trồng mới (giữa tháng 3/2011) đã khiến tiêu thụ của các nhà máy giảm, kéo giá bông giảm mạnh trong tháng 4.
Tiêu thụ bông tại các nhà máy trên toàn cầu dự kiến đạt 25,1 triệu tấn trong năm 2010/11, không thay đổi so với niên vụ 2009/10.
Hoạt động tỉa hạt chậm lại và các nhà máy tăng cường chuyển sang sử dụng sợi hoá học đang làm hạn chế nhu cầu bông, và giảm thị phần của nguyên liệu này trong tiêu thụ sợi toàn cầu.
Dự báo sản lượng sẽ tăng 11% đạt kỷ lục 27,6 triệu tấn trong năm 2011/12.
Nguồn cung bông tăng sẽ đáp ứng đủ nhu cầu trong niên vụ 2011/12, nhưng giá cao và sự cạnh tranh từ sợi hoá học sẽ làm hạn chế tốc độ tăng sử dụng bông ở các nhà máy ở 3%. Năm 2011/12, sản lượng bông thế giới dự kiến sẽ vượt mức tiêu thụ, kết quả là dự trữ sẽ tăng lên 10,1 triệu tấn. Tỷ lệ dự trữ - tiêu thụ dự báo sẽ xuống mức thấp kỷ lục 33% trong vụ này, và sẽ tăng trở lại mức 39% trong năm 2011/12. Tuy nhiên, những tỷ lệ đó vẫn thấp hơn mức trung bình 49% trước vụ 2009/10.
Chỉ số Cotlook A dự kiến sẽ đạt trung bình khoảng 1,65 USD/lb trong năm 2010/11, và có thể giảm xuống hơn nữa trong năm 2011/12, tuy nhiên sẽ vẫn cao hơn mức trung bình 0,60 USD củ 10 năm qua (2000/01 đến 2009/10).
Cà phê tăng giá 13,5%, cacao tăng giá 13,1%, đường giảm giá 11% và là tháng giảm thứ 3 liên tiếp.
Các chuyên gia phân tích dự báo, giá cà phê sẽ tiếp tục tăng mạnh trong tháng 5 nếu Brazil rơi vào tình trạng sương giá đúng như dự báo của cơ quan khí tượng thủy văn nước này. Sương giá và nhiệt độ dưới 1oC sẽ làm cây cà phê không phát triển được và chết. Năm 1994, sương giá đã khiến sản lượng cà phê của Braxin giảm 30% và giá tăng 36%.
Trong điều kiện thời tiết bình thường, sản lượng cà phê Brazil vụ này dự đoán đạt 43 triệu bao.
Giá ca cao thế giới tháng 4 tăng mạnh nhất trong vòng 19 tháng do hoạt động mua mạnh, chủ yếu mang tính kỹ thuật.
Riêng tuần cuối tháng 4, giá ca cao đã tăng 8,2% - tuần tăng mạnh nhất kể từ tháng 4/2009. Trong tháng 4, giá ca cao tăng 12,6% - tháng tăng mạnh nhất kể từ tháng 9/2009.
Kết thúc tháng, giá ca cao giao tháng 7 tại New York tăng 60 USD, tương đương 1,8% lên 3.340 USD/tấn – cao nhất kể từ ngày 14/3.
Sterling Smith, chuyên gia phân tích của Country Hedging ở Minnesota cho rằng, đang có nhiều yếu tố hỗ trợ, bao gồm sự di chuyển của hàng hóa này ra khỏi Bờ Biển Ngà và đồng USD suy yếu.
Các nhà xuất khẩu của Bờ Biển Ngà cho biết họ sẽ nối lại hoạt động xuất khẩu bình thường vào tuần tới, sau khi phải ngưng lại trong tuần vừa qua vì vấn đề thủ tục thanh toán hải quan.
Đường nằm trong số những hàng hoá giảm giá mạnh tháng qua bởi dự kiến nguồn cung ở Thái Lan và Brazil sẽ tăng mạnh.
Kết thúc tháng, đường kỳ hạn tháng 5 ở mức 23,38 cent/lb, tháng 7 ở mức 22,25 cent/lb, thấp nhất trong vòng 6,5 tháng, và triển vọng sẽ còn tiếp tục giảm.
Trong số các loại ngũ cốc, ngô tăng giá 9,1% trong tháng qua. Chỉ trong tuần cuối tháng, giá đã tăng 2,6%, bởi lo ngại thời tiết không thuận lợi ở Mỹ và Nam Mỹ.
Đậu tương giảm giá 1,2% trong tháng.
Đồng kết thúc tháng 4 ở mức thấp nhất 6 tuần mặc dù USD giảm giá. Tháng 4 là tháng thứ 2 liên tiếp đồng giảm giá do lo ngại lạm phát gia tăng ở Châu Á, Châu Âu và Mỹ latinh sẽ khiến cho kinh tế giảm tốc và nhu cầu kim loại vì thế tăng chậm lại theo.
Trong số các hàng hoá nhẹ, cà phê arabica kết thúc tháng ở mức cao nhất 34 năm, trong khi cacao đạt mức cao nhất 6 tuần, do đơn đặt hàng mua mạnh, đẩy giá tăng mạnh nhất trong vòng 19 tháng. Trái lại, đường giảm giá xuống mức thấp nhất 6 tháng rưỡi do sức ép nguồn cung gia tăng.
Cao su có tháng giảm giá mạnh nhất kể từ tháng 11/2008, chịu ảnh hưởng bởi hậu quả của trận động đất và sóng thần tồi tệ nhất trong lịch sử Nhật bản khiến sản lượng ô tô giảm mạnh.
Mặc dù tăng 2,8% trong phiên giao dịch 28/4/2011 lên 394 Yen, song tính chung trong cả tháng, giá đã giảm 10%. Chỉ riêng trong tuần cuối tháng, giá giảm 7% - mạnh nhất kể từ sau khi giảm 25% hồi tháng 11/2008.
Triển vọng nhu cầu cao su sẽ chưa sớm hồi phục, bởi sau trận động đất hôm 11/3, các hãng sản xuất Nhật bản phải mất vài tháng nữa mới trở lại hoạt động bình thường.
Các hãng sản xuất ô tô hàng đầu Châu Á Honda Moto và Hyundai Motor Co đã thông báo những kết quả kinh doanh rất khác nhau. Hyundai đã có lợi nhuận kinh doanh quý 1 tăng gần gấp rưỡi, trong khi Honda phải vật lộn để vượt qua những hậu quả của động đất.
Thị trường vẫn đang băn khoăn không biết liệu giá cao su có duy trì được trên mức thấp 335 Yen/kg – mức giá sau khi xảy ra động đất – trong hai tháng tới hay không, nhất là khi bắt đầu vào mùa thu hoạch cao su.
Tuy nhiên, yếu tố Trung Quốc và Ấn Độ sẽ hậu thuẫn thị trường cao su trong tháng tới. Tiêu thụ cao su Trung Quốc dự báo sẽ tăng 6% trong năm nay, lên 3,5 triệu tấn.
Sản lượng cao su thiên nhiên thế giới năm nay đượcHiệp hội Các nước Sản xuất Cao su Thiên nhiên (ANRPC) dự báo sẽ đạt 10,025 triệu tấn, so với 9,473 triệu tấn của năm 2010, trong đó dự báo về sản lượng của Thái Lan và Trung Quốc được điều chỉnh giảm, còn của Indonesia và Ấn Độ tăng.