Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Các nhà cung cấp tôm lớn tại Hội chợ Tokyo
09 | 08 | 2011
Tôm là một trong những mặt hàng nổi bật nhất được trưng bày tại Hội chợ Công nghệ và Thuỷ sản quốc tế Nhật Bản lần thứ 13, tổ chức từ ngày 27 – 29 tại Tokyo

Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ và Trung Quốc đều có sản phẩm trưng bày tại hội chợ. Indonesia là nhà cung cấp lớn duy nhất không có mặt trong hội chợ năm nay. Đồng thời, mỗi quốc gia cho thấy một chiến lược cạnh tranh khác nhau.

Theo Murkhalis Mokhter, giám đốc công ty thuỷ sản Amban Wibawa Sdn Bhd của Malaysia, công ty ông vốn là nhà xuất khẩu cá rô phi hàng đầu thế giới trong nhiều năm liền, và hiện đang hướng đến sản xuất – xuất khẩu tôm thẻ chân trắng. Các khu vực nuôi tôm thẻ chân trắng của công ty được đặt ở những địa điểm riêng biệt để tránh sự lây lan dịch bệnh. Công ty này đang thúc đẩy mạnh giao thương với Nhật Bản nhưng thị trường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kim ngạch xuất khẩu của công ty là Saudi Arabica và các nước vùng Vịnh Arab khác. Khác với chế độ ăn kiêng theo đạo Do Thái, các loại thuỷ sản họ giáp xác được chấp nhận theo quy định của đạo Hồi.

Nhà xuất khẩu tôm Việt Nam, Caminex, do ảnh hưởng của các nhà xuất khẩu không tuân theo quy định về dư lượng hoá chất, đã phải trải qua thời gian chịu những quy định kiểm tra ngặt nghèo. Nhật Bản đã tăng tỷ lệ kiểm tra dư lượng Trifluralin lên mức 100% với các sản phẩm tôm Việt Nam kể từ 9/6.

Thời gian qua, dịch bệnh bùng phát là giảm đến 30% sản lượng tôm hàng năm tại Việt Nam. Một nhà quản lý tại Caminex cho biết rất nhiều nông dân đã nuôi thả trở lại vào cuối tháng 7, nghĩa là mùa thu hoạch mới sẽ không thể bắt đầu trước tháng 10, với kích cỡ tôm thương mại đạt trong khoảng từ tháng 9 – 11. Sản lượng tôm chế biến cho thị trường Nhật Bản có thể đủ cho dịp lễ năm mới nhưng các sản phẩm sơ chế có thể không đáp ứng đủ.

Caminex đã tung ra thị trường các sản phẩm làm từ tôm sú là panko và tempura, và tôm cho món sushi. Đại diên của công ty cho biết công ty không thể cạnh tranh với Ấn Độ và Indonesia ở phân khúc sản phẩm thô. Đối vwosi mặt hàng tôm sú bỏ đầu, Ấn Độ và Indonesia hiện đang có khả năng sản xuất với giá rẻ hơn. Thái Lan cũng đang thúc đẩy hoạt động chế biến sâu nhưng nước này chủ yếu cung cấp sản phẩm tôm thẻ chan trắng và các công ty Việt Nam đang nỗ lực tăng cường chế biến sâu các sản phẩm từ tôm sú. Caminex cũng tham gia Hội chợ thuỷ sản Boston vào tháng 3 vừa qua và cho biết, mặc dù giữa hai thị trường, thị trường Mỹ là thị trường lớn hơn nhưng nhu cầu đối với sản phẩm chế biến tại Nhật Bản đang tăng trưởng nhanh hơn.

Panita Boonyanandha, thành viên Hiệp hội thực phẩm đông lạnh Thái Lan cho biết tôm thẻ chân trắng chiếm đến khoảng 90% sản lượng tôm của nước này do tôm sú là loại tôm khó chăm sóc hơn. Các nhà xuất khẩu Thái Lan chỉ trưng bày sản phẩm tẩm bột chiên duy nhất là tôm thẻ chân trắng nguyên vỏ tẩm bột chiên. Công ty cho biết họ chào hàng ít sản phẩm chế biến hơn so với Việt Nam do hiện không có nhiều thiết bị chế biến được sử dụng để sản xuất các mặt hàng này. Nhưng trong tương lai, công ty sẽ đẩy mạnh mảng sản phẩm chế biến bởi không thể cạnh tranh với Trung Quốc ở phân khúc sản phẩm thô và phân khúc sản phẩm chế biến mang lai nhiều lợi nhuận hơn.

Các nhà cung cấp Ấn Độ chào hàng cả các sản phẩm tôm thẻ và tôm sú thô nhưng tập trung vào tôm thẻ kích cỡ lớn, như cỡ 16/20 và 21/30.

Các nhà cung cấp Trung Quốc tung ra rất nhiều chủng loại sản phẩm thuỷ sản nhưng không tập trung vào mặt hàng tôm. Trung Quốc đang nổi lên là một nhà sản xuất tôm thẻ chân trắng lớn nhưng hầu hết sản lượng tôm thẻ sản xuất ra được tiêu thụ nội địa. Theo dự báo mới nhất của FAO, trong quý 1/2011, các nhà xuất khẩu Trung Quốc giảm tỷ trọng xuất khẩu để tập trung nhiều hơn vào thị trường nội địa.

Kim Dung AGROINFO

Theo Seafood Source


Báo cáo phân tích thị trường