Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Indonesia: Chính phủ tăng cường thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến
19 | 05 | 2011
Chính phủ Indonesia sẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến thủy sản nước này bằng cách đảm bảo đáp ứng đủ sản lượng thủy sản đầu ra để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu ngày càng tăng.
Ông Thomas Darmawan, chủ tịch Hiệp hội Marketing và chế biến sản phẩm thủy sản Indonesia cho biết trọng tâm của chính phủ sẽ ưu tiên hai mặt hàng chủ lực là tôm và cá cho công nghiệp chế biến nội địa. Theo ông: “Phát triển ngành công nghiệp chế biến là một thách thức lớn đối với chúng tôi. Chúng tôi có một thị trường xuất khẩu rộng lớn.” 80% sản lượng cá và 85% sản lượng tôm của Indonesia được xuất khẩu.

Liên quan đến những số liệu công bố của Hiệp hội Tôm Thái Lan, ông Thomas cho biết sản xuất tôm nuoi của Indonesia đã suy giảm trong những năm gần đây. Năm 2008, sản lượng tôm của nước này đạt 230 ngàn tấn, giảm xuống mức 180 ngàn tấn vào năm 2009 và 140 ngàn tấn vào năm 2010.

Bộ thủy sản và thương mại biển cho biết kim ngạch xuất khẩu tôm của nước này sang 3 thị trường xuất khẩu chính đã suy giảm trong năm 2010, so với năm 2009. Kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ đạt xấp xỉ 61,1 ngàn tấn năm 2010, giảm 11,87% so với năm 2009. Kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản năm 2010 đạt 32,18 ngàn tấn, giảm 7% so với năm 2009. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu sang EU giảm 12,29% so với năm 2009, xuống mức 12,19 ngàn tấn trong năm 2010.

Ông Thomas cho biết trong triển lãm 2010 tổ chức tại Bỉ, nhu cầu đối với các sản phẩm thủy sản Indonesia vẫn cao. Tuy nhiên, các doanh nghiệp địa phương phải vượt qua thách thức thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu để đáp ứng nhu cầu cao này. Ông nói: “Nếu chúng ta không thể tăng sản lượng thủy sản đánh bắt và nuôi trồng, số lượng đơn hàng sẽ sụt giảm”.

Theo Đại sứ quan Indonesia tại Bỉ, các doanh  nghiệp sản xuất – xuất khẩu thủy sản Indonesia nhận được tổng giá trị đơn hàng đạt 32,15 triệu USD tại hội chợ tổ chức ở Brussels. Các giao dịch bao gồm những hợp đồng mua bán trực tiếp cũng như những hợp đồng trung hạn với các người mua thường xuyên đến từ các nước EU. Đại sứ quán cho biết giá trị giao dịch đã tăng đáng kể so với hội chợ năm 2010.

Triển lãm này là triển lãm hàng thủy sản lớn nhất thế giới. Hàng năm, hơn 1600 nhà giao dịch từ 140 quốc gia trêm thế giới đổ về tham gia hội chợ này.

Kim Dung/AGROINFO
Nguồn: Jakarta Post


Báo cáo phân tích thị trường