Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Nhật Bản - Tàu cá hỏng nặng sau thảm họa sóng thần
17 | 05 | 2011
Chỉ 4% tàu cá ở vùng ven biển Iwate trong tình trạng có thể sử dụng sau thảm họa sóng thần
Theo một điều tra mới đây, sau thảm họa sóng thần, chỉ khoảng 4% tàu cá tại vùng ven biển Iwate – quận lớn thứ hai tại Nhật Bản sau Hokkaido, đang trong tình trạng có thể sử dụng được mà không cần thêm bất cứ hoạt động sửa chữa nào.

Theo Hiệp hội ngư dân Vịnh Hirota, ngoài 1346 tàu cá được phép hoạt động, chỉ có khoảng 53 tàu hiện trong tình trạng có thể sử dụng, trong khi 287 tàu có thể sử dụng sau khi được sửa chữa. Số tàu còn lại đã bị thiệt hại quá nặng nề, khó có thể sửa chữa được.

Hơn nữa, trong khi chính quyền quốc gia đã đặt ra ngân sách hỗ trợ lần thứ nhất trong năm tài khóa 2011 dành cho ngư dân nhằm thay thế tàu cá mới, gói tài chính này chỉ áp dụng cho các tàu cá được sử dụng với mục đích chung, ví dụ như những tàu sử dụng cho Hiệp hội ngư dân. Các ngư dân đã mất tàu cá riêng sau thảm họa sóng thần cũng đang trông chờ sự hỗ trợ từ chính phủ.

Một ngư dân 64 tuổi cho biết ông đã mất cả ba tàu cá của mình sau thảm họa sóng thật và ông đã phải trả khoảng 11 triệu Yên để mua các tàu cá này. Ông cho biết, “Khi tình hình trở nên ổn định, tôi muốn bắt đầu lại việc nuôi rong biển bởi hoạt động này mang lại thu nhập ổn định hơn”. Tuy nhiên, ông không biết được khi nào ông có thể bắt đầu mua các loại tàu cá trọng tải nhẹ ông cần cho hoạt động nuôi trồng hoặc các tàu cá trọng tải lớn hơn để đánh cá ngoài khơi. Ông sẽ nhận được khoảng 3 triệu Yên nhờ bảo hiểm tàu cá, nhưng người ta vẫn chưa có kết luận cuối cùng về khoản tiền này.

Chính phủ đã đặt ra khoảng 7,5 tỷ Yên phục vụ cho việc đóng các loại tàu cá nhỏ cho các mục đích chia sẻ sử dụng” trong ngân sách hỗ trợ lần thứ nhất của năm tài chính 2011. Khi Hiệp hội Ngư dân bắt đầu đóng các loại tàu này, chính quyền quốc gia và địa phương sẽ chi trả 2/3 chi phí. Tuy nhiên, các tàu cá tư nhân sẽ không được bồi thương với lý do, theo Fisheries Agency, các tàu này là một phần tài sản cá nhân của người sở hữu.

Tuy vậy, với người ngư dân 64 tuổi đã mất tàu cá của mình, ông vẫn cần kế sinh nhai và khoản tiết kiệm chỉ giúp ông trang trải cho 1 năm sinh sống. Ông nói: “Những chiếc tàu cá của ngư dân cũng quan trọng như ngôi nhà. Tôi hiểu rằng việc hỗ trợ đến cá nhân không phải là điều dễ dàng nhưng tôi cũng rất cần tàu cá của mình”.

Theo cơ quan thủy sản nước này, trên phạm vi quốc gia, Nhật bản có khoảng 21 ngàn tàu cá, trị giá tương đương 140 tỷ Yen đã bị phá hủy trong thảm họa ngày 11/3, nhưng số tàu sử dụng cho mục đích chia sẻ sử dụng chỉ là một phần rất nhỏ. Quan chức của cơ quan thủy sản Nhật Bản cho biết: “Sau khi lắng nghe nguyện vọng của các thành viên trong các Hiệp hội ngư dân, chúng tôi quyết định xem xét kế hoạch ngân sách hỗ trợ thứ hai”.

Theo Mainichi Daily News


Kim Dung/AGROINFO
Báo cáo phân tích thị trường