Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Quan niệm bảo vệ tài sản của người dân Trung Quốc có sự thay đổi to lớn kể từ khi thực thi "Luật quyền sở hữu tài sản"
05 | 10 | 2007
Trung Quốc (TQ) bắt đầu thực thi "Luật quyền sở hữu tài sản", đây cũng là bộ luật đầu tiên của TQ nhằm bảo vệ chu đáo tài sản cá nhân của nhân dân nước này.


Nhân dịp chào mừng Quốc Khánh Trung Quốc ngày 1 tháng 10 năm nay, "Luật quyền sở hữu tài sản" mà người dân Trung Quốc đã mong đợi từ lâu cũng bắt đầu thực thi. "Luật quyền sở hữu tài sản " là bộ luật đầu tiên nhằm bảo vệ chu đáo tài sản cá nhân. Bộ luật liên quan tới lợi ích thiết thân của 1,3 tỷ quần chúng nhân dân và qua mò mẫm trong 14 năm qua, hiện nay bộ luật này đã đưa vào thực thi vào ngày 1 tháng 10 năm nay và chứng kiến quan niệm bảo vệ tài sản của cả xã hội Trung Quốc đã có sự thay đổi to lớn.

Là Bộ luật nhằm quy phạm quan hệ tài sản, "Luật quyền sở hữu tài sản" là chuẩn tắc cơ bản nhất về quyền sở hữu, sử dụng, doanh thu và xử lý tài sản, là một phần quan trọng trong việc ấn định Luật dân sự. "Luật quyền sở hữu tài sản" Trung Quốc bắt đầu khởi thảo từ năm 1993, lần lượt trải qua 8 lần xem xét và nhiều lần thảo luận, cho nên rất được công chúng quan tâm. Giới thiệu về ý nghĩa quan trọng quá trình ấn định bộ luật này, Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc Ngô Bang Quốc nói:

"Việc ấn định 'Luật quyền sở hữu tài sản" đã hoàn thành về pháp luật chế độ quyền sở hữu tài sản mang đặc sắc chủ nghĩa xã hội của Trung Quốc, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với kiên trì chế độ kinh tế cơ bản xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa cũng như giữ gìn lợi ích thiết thân của quần chúng nhân dân và khơi dậy sức sống sáng tạo của toàn xã hội."

Do chịu sự tác động lâu dài của quan niệm lịch sử và đứng trước hiện trạng bị nghèo khó trong thời gian dài, khiến quan niệm sở hữu tài sản của người dân Trung Quốc thiếu sự coi trọng đúng mức. Từ trước đến nay, người dân Trung Quốc không có của cải thậm chí kiêng nói đến của cải, Trung Quốc không có hệ thống pháp luật nhằm bảo vệ thật sự quyền lợi tài sản của cá nhân.

Trong gần 30 năm kể từ khi cải cách mở cửa đến nay, kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng dẫn đến sự chú ý quan tâm của thế giới, trong khi đó cũng khơi dậy nhiệt tình sáng tạo của cải, quý trọng của cải và tích lũy của cải của người dân Trung Quốc, bảo vệ tài sản cá nhân đã trở thành yêu cầu phổ biến của quần chúng nhân dân. Giáo sư Tôn Hiến Trung của Sở pháp học Viện khoa học xã hội, nhà luật học nổi tiếngTrung Quốc nói:

"Trong mấy chục năm qua kể từ khi cải cách mở cửa đến nay, mọi người đều ca ngợi chính sách của Đảng, trên thực tế chính sách đó tức là công nhận quyền sở hữu về thành quả lao động của người lao động."

Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc họp năm 2002 lần đầu tiên nêu ra "hoàn thiện chế độ pháp luật bảo vệ tài sản cá nhân", năm 2004, điều khoản mang tính đột phá với nội dung " không được phép xâm phạm tài sản riêng tư hợp pháp của công dân" đã đưa vào Hiến Pháp Trung Quốc, "Luật quyền sở hữu tài sản" nhằm bảo vệ bình đẳng quyền sở hữu tài sản công và tài sản riêng đã ban hành vào năm 2007.

"Luật quyền sở hữu tài sản" lần đầu tiên công bố trước công chúng một cách quy phạm và hoàn chỉnh Luật pháp về bảo vệ quyền sở hữu tài sản cá nhân, cung cấp cơ sở pháp lý một cách rõ ràng cho mọi người về quyền sở hữu và sử dụng của cải. Trên thực tế, từ mũi kim, sợi chỉ, chỗ đỗ xe, nhà ở v.v trong đời sống hàng ngày của cư dân thành thị cũng như việc nhận khoán ruộng đất của bà con nông dân đến phương hướng cải cách và chế độ kinh tế căn bản của Nhà nước đều gắn chặt với "Luật quyền sở hữu tài sản". Sau khi công bố vào tháng 3 năm nay, "Luật quyền sở hữu tài sản" đã được quần chúng nhân dân chăm chú học tập và lập tức áp dụng , trong đó có người đã triển khai đối thoại với Chính phủ trên cơ sở pháp luật của "Luật quyền sở hữu tài sản", nhờ đó đã bảo vệ nhà ở của mình khỏi bị dỡ bỏ và di dời đi nơi khác. Vì vậy, Nhà luật học Tôn Hiến Trung cho rằng:

"Quần chúng nhân dân đã nhận thức đến Nhà nước và Đảng cầm quyền của chúng tôi là xuất phát từ mục đích bảo hộ quần chúng nhân dân, chính vì thế nhân dân có thể chấp nhận và sử dụng bộ Luật này một cách chủ động, tự giác và đồng thuận từ trong đáy lòng" .

Ý nghĩa của "Luật quyền sở hữu tài sản" đối với xã hội Trung Quốc không chỉ hạn chế ở các mặt nói trên, các nhà luật học còn cho rằng, việc thực thi "Luật quyền sở hữu tài sản" sẽ thúc đẩy sự phát triển của kinh tế thị trường Trung Quốc và quy phạm quyền hạn hành chính của Chính phủ.

Bất cứ từ nguyên tắc Hiến Pháp đến xây dựng chế độ, từ chính sách và biện pháp đến luật pháp cơ bản, tầng lớp nắm quyền đã không ngừng tăng cường việc bảo vệ tài sản cá nhân, quan niệm của cải của quần chúng nhân dân cũng có sự thay đổi to lớn. Nhà quản lý cấp cao của trang báo điện tử giám sát tiết kiệm năng lượng Trung Quốc là ông Uông Dương nói:

"Nhà nước đã ấn định một số pháp luật và làm rất nhiều công việc nhằm bảo vệ tài sản của doanh nghiệp dân doanh, đó là việc rất tốt đối với chúng tôi. Các doanh nhân đã được giao phó trách nhiệm xã hội nhiều hơn, sứ mạng của doanh nghiệp cần phải đóng góp cho việc cải thiện xã hội.

Trung Quốc đã hình thành sự quay vòng tốt đẹp về tích lũy, bảo vệ và sáng tạo của cải, đối với việc bảo vệ tài sản cá nhân, sự nhận thức chung của xã hội Trung Quốc là : "Luật quyền sở hữu tài sản" là bước tiến quan trọng, song chứ không phải là bước đi cuối cùng. "



Theo tin vietnamese.cri.cn
Báo cáo phân tích thị trường