Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Xu hướng kinh tế của Trung Quốc sau động đất
07 | 07 | 2008
Trận động đất xảy ra ở Văn Xuyên Tứ Xuyên ngày 12-5 là trận động đất có phạm vi ảnh hưởng rộng nhất của Trung Quốc kể từ năm 1949 đến nay. Tính đến nay, trận động đất đã làm hơn 60 nghìn người chết, tổn thất kinh tế trực tiếp vượt qua 200 tỷ nhân dân tệ.

Những bộ, ngành có thẩm quyền như Ủy ban Phát triển và Cải cách Nhà nước Trung Quốc, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc công bố thông tin cho thấy, vì các khu vực bị thiệt hại nặng nề chủ yếu nằm ở miền núi, tổng lượng kinh tế của những khu vực này chiếm tỷ trọng tương đối ít trong GDP cả nước, vì vậy thảm hoạ động đất này sẽ không thay đổi được cục diện cơ bản của phát triển kinh tế vĩ mô Trung Quốc.

Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Phát triển và Cải cách Nhà nước Trung Quốc Mục Hồng cho rằng, tuy trận động đất đã gây thiệt hại hết sức nặng nề, nhưng sự ảnh hưởng đối với GDP của Trung Quốc năm nay vẫn có hạn. Ông Mục Hồng nói:

"Các khu vực bị thiên tai chủ yếu nằm ở phía bắc Tứ Xuyên. Chúng tôi tin rằng, thiên tai đã gây ảnh hưởng khá lớn đối với tỉnh Tứ Xuyên, nhưng GDP của Tứ Xuyên chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 4% trong tổng lượng GDP cả nước và tỷ trọng tương ứng của các khu vực bị thiệt hại nặng nề chỉ chiếm khoảng vài điểm phần nghìn, vì vậy, chúng tôi tin rằng sự ảnh hưởng của trận động đất lần này đối với tổng lượng sản xuất của cả nước tuy sẽ có, nhưng có giới hạn."

Ông Mục Hồng còn cho rằng, đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng, ba yếu tố thúc đẩy kinh tế Trung Quốc tăng trưởng cũng không bị ảnh hưởng bởi trận động đất, vì vậy, trận động đất không thay đổi được cục diện cơ bản của phát triển kinh tế Trung Quốc.

 

Nghiên cứu viên Sở nghiên cứu tài chính Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc Dịch Hiến Dung cho rằng, với số vốn đầu tư ngân sách lớn của Chính phủ Trung ương, giao thông đường bộ, xây dựng công trình công cộng, nhà ở của thành phố v v...sẽ khôi phục và đạt tới trình độ trước khi xảy ra động đất trong một thời gian nhất định. Sự đầu tư này có thể trở thành một nhân tố quan trọng thúc đẩy GDP tăng trưởng. Ông nói:

"Trong công việc tái thiết vùng bị thiên tai, sau khi đầu tư khoản tiền lớn, chắc chắn sẽ thúc đẩy kinh tế địa phương tăng trưởng nhanh chóng. Trong quá trình tái thiết, những ngành nghề hữu quan đều đóng vai trò thúc đẩy. Có người dự đoán công việc tái thiết sau thiên tai sẽ thúc đẩy kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 2-3%."

Phóng viên còn được biết, trận động đất không ảnh hưởng tới niềm tin đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Tứ Xuyên. Theo cuộc điều tra của Ủy ban Xúc tiến Đầu tư thành phố Thành Đô đối với hơn 1000 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của thành phố được biết, sau 10 ngày xảy ra động đất, khoảng 80% các doanh nghiệp vốn nước ngoài đã khôi phục sản xuất. Trong 130 công ty nằm trong 500 công ty mạnh nhất thế giới đầu tư tại Thành Đô, tỉnh lỵ tỉnh Tứ Xuyên, hơn 80% các doanh nghiệp đã khôi phục kinh doanh sản xuất bình thường.

Phó Chủ tịch điều hành Công ty hữu hạn thông tin Ericsson Alfed Ling tràn đầy niềm tin đối với phát triển trong tương lai của doanh nghiệp. Ông nói:

"Thành Đô không có thay đổi lớn gì, kinh tế vẫn rất lành mạnh, lao động vẫn có sức cạnh tranh. Đúng là Tứ Xuyên đã xảy ra trận động đất mạnh nhưng tôi cho rằng công việc tái thiết vùng bị thiên tai cũng sẽ mang lại nhiều cơ hội."

Về mặt xuất khẩu, vì Tứ Xuyên không phải là căn cứ xuất khẩu quan trọng của Trung Quốc, cho nên không ảnh hưởng lớn tới thương mại xuất khẩu của Trung Quốc. Viện Nghiên cứu tài chính tiền tệ của Ngân hàng Trung ương cho rằng, Trung Quốc là một nền kinh tế lớn, nhu cầu trong nước có ý nghĩa quyết định đối với sự đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, cho dù nhu cầu nước ngoài chậm lại cũng không ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế sau này。

 

Về mặt tiêu dùng, hiện nay, cung ứng thị trường của Trung Quốc đầy đủ, khả năng tiêu dùng sôi nổi.

Thế nhưng, trong thời gian tái thiết sau thiên tai, giá hàng hoá tài nguyên và hàng hoá lớn sẽ có phần tăng lên. Về chính sách kinh tế vĩ mô của Trung Quốc, một mặt, Chính phủ sẽ tăng thêm đầu vào cho công việc tái thiết sau thiên tai, sẽ nới lỏng thích đáng kiểm soát tín dụng, mặt khác, nếu trận động đất khiến giá cả năng lượng, quặng sắt, kim loại và tiền lương của lao động tăng lên hơn nữa thì sẽ khiến sức ép lạm phát trầm trọng thêm.

Nhằm vào vấn đề này, Trưởng Phòng Kinh tế vĩ mô Cục Nghiên cứu Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Kỷ Mẫn phân tích rằng, Trung Quốc nên thi hành chính sách thắt chặt tiền tệ. Ông nói:

"Nhiệm vụ chủ yếu của kiểm soát vĩ mô vẫn là phòng ngừa giá cả từ tăng trưởng mang tính cơ cấu chuyển sang lạm phát rõ rệt, chúng tôi nên tiếp tục kiên trì chính sách thắt chặt tiền tệ về mặt kiểm soát tổng lượng."

Thống kê cho thấy, sau khi xảy ra động đất, ngoài hơn 40 tỷ khoản tiền quyên góp khắc phục hậu quả thiên tai đến từ trong và ngoài nước ra, Ngân sách Trung ương đã sắp xếp hàng chục tỷ nhân dân tệ dùng để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai, còn đã thành lập quỹ tái thiết sau động đất với trị giá 75 tỷ nhân dân tệ. Những khoản tiền này sẽ thúc đẩy tăng thêm nhu cầu trong nước đối với hàng hoá tiêu dùng và đầu tư, thúc đẩy hữu hiệu tốc độ tăng trưởng của sản xuất công nghiệp và đầu tư trong 6 tháng cuối năm nay.

Xem thông tin gốc tại đây:
http://vietnamese.cri.cn/151/2008/06/30/1s105441_2.htm



Báo cáo phân tích thị trường