Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Đánh giá năng lực cạnh tranh rau quả Việt Nam khi thực hiện ACFTA
21 | 08 | 2007
Chương trình thu hoạch sớm Việt Nam-Trung Quốc thực hiện trong 5 năm (2004-2008). Riêng đối với Việt Nam, từ ngày 1/1/2004, Trung Quốc cắt giảm dần 206 dòng thuế nhập khẩu từ Việt Nam và Việt Nam sẽ cắt giảm dần 88 dòng thuế nhập khẩu từ Trung Quốc xuống bằng 0% trước ngày 1/1/2008. Mặc dù Trung Quốc được đánh giá là thị trường có nhiều tiềm năng, nhưng từ khi thực hiện Chương trình Thu hoạch sớm đến nay, việc xuất khẩu rau quả của Việt Nam vào Trung Quốc không tăng lên, mà lại giảm đi. Thách thức đáng lo ngại nhất là hàng nông sản Việt Nam (chủ yếu là rau quả) đang phải cạnh tranh với hàng nông sản của các nước trong khối ASEAN, đặc biệt là Thái Lan.

 

Về năng lực xuất khẩu:

Thái Lan là nước có giá trị xuất khẩu cao nhất. kim ngạch xuất khẩu rau quả của Thái Lan tương đối ổn định trong khoảng 540 triệu USD đến 630 triệu USD.

Đứng thứ hai là Philippines với kim ngạch xuất khẩu tăng là 549,2 triệu USD năm 2003 với mức tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 7%.

Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam luôn thấp hơn so với Malaysia và Indonesia, ngoại trừ năm 2001 khi xuất khẩu của Việt Nam tăng đột biến. Như vậy, kim ngạch xuất khẩu rau quả chưa chế biến của Việt Nam chỉ tương đương với mức của Singapore trong khoảng trên dưới 100 triệu USD hàng năm.

Năng lực sản xuất:

Mặc dù có sự phát triển đáng kể trong thời gian qua cả về sản lượng và diện tích gieo trồng, năng lực sản xuất rau quả của Việt Nam vẫn còn rất khiếm tốn, đặc biệt là về sản lượng quả nhiệt đới so với các nước khác trong khu vực. Bảng sau đây so sánh về sản lượng của một số loại quả giữa Việt Nam với các nước trong khu vực ASEAN.

Sản lượng một số loại quả của các nước năm 2001 (Ngàn tấn)[1]

Dứa

Xoài

Cây có múi

Chuối

Indonesia

300.0

950.0

680.0

3600.0

Malaysia

130.0

30.0

28.5

560.0

Philippin

1700.0

886.0

177.3

5100.0

Thái Lan

1978.8

1633.5

1079.5

1750.0

Việt Nam

284.5

178.8

442.6

1248.0

Như vậy, đối với cả bốn loại quả nhiệt đới chính Việt Nam đều có sản lượng thấp hơn hẳn so với ba nước ASEAN, Indonesia, Philippines và Thailand, chỉ trừ đối với quả có múi sản lượng của Việt Nam cao hơn đáng kể so với Philipin. Nếu chỉ tính riêng 2 mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam là xoài và dứa thì sản lượng của chúng ta thấp hơn hẳn so với các nước thành viên của ASEAN. Năm 2001, sản lượng xoài của Indonesia và Philipin đạt khoảng 900 ngàn tấn, cao gấp khoảng 5 lần so với của Việt Nam. Còn sản lượng xoài của Thái Lan đạt 1,6 triệu tấn cao gấp 9 lần so với sản lượng xoài của Việt Nam.

Năm 2001, sản lượng dứa của Thái Lan cũng đạt gần 2 triệu tấn, cao gấp 7 lần so với của Việt Nam, trong khi đó sản lượng dứa của Philipin cũng đạt 1,7 triệu tấn, bằng khoảng 6 lần so với của Việt Nam. Tương tự, đối với chuối, sản lượng của Việt Nam cũng thấp hơn so với của các nước khác trong khu vực Asean. Năm 2001, sản lượng chuối của Philipin đạt trên 5 triệu tấn, bằng 4 lần so với của Việt Nam. Trong khi đó, sản lượng chuối của Indonesia cũng đạt khoảng 3,6 triệu tấn, cao xấp xỉ 3 lần so với của Việt Nam. Chuối VN được xem là loại trái cây xuất ra nước ngoài nhiều, nhưng cũng chỉ chiếm tỷ lệ 0,8% trên tổng số hơn 1,32 triệu tấn chuối thu hoạch hàng năm, trong khi đó Thái Lan sản xuất 1,7 triệu tấn chuối thì đã xuất khẩu được 3,5%, còn Philippines lại xuất khẩu được 35% trong tổng số 3,7 triệu tấn chuối.

Trong các nước trong khu vực thì Philipin là nước có tiềm năng sản xuất và xuất khẩu rau quả lớn nhất. Bên cạnh xuất khẩu một lượng lớn chuối hàng năm, Philipin còn là nước xuất khẩu dứa nhiều nhất trong khu vực. Năm 2001, Philipin xuất khẩu trên 1,5 triệu tấn dứa tươi, đạt kim ngạch gần 30 triệu USD. Ngoài Philipin thì Thái lan và Malaysia cũng là những nước xuất khẩu dứa nhiều trong khu vực. Năm 2001, lượng xuất khẩu dứa của Malaysia đạt trên 16 ngàn tấn và cũng cao hơn rất nhiều so với của Việt Nam.

So sánh tình hình sản xuất một số loại quả cho thấy, Việt Nam không phải là nước có lợi thế mạnh trong sản xuất cây ăn trái mặc dù có một tiềm năng đáng kể.

Bảng 11: Xuất khẩu một số loại quả của các nước năm 2001[2]

Chuối

Dứa (chưa chế biến)

Xoài

lượng (tấn)

giá trị (000USD)

l­ượng (tấn)

giá trị (000USD)

l­ượng (tấn)

giá trị (000USD)

Malaysia

29626

8334

16912

2614

4164

2438

Philippin

2129309

297371

154412

27407

38523

35990

Thái Lan

5522

2154

6471

1503

10829

4895

Việt Nam

4200

1000

65

60

300

900

Tương tự, thì lượng xuất khẩu xoài của Việt Nam cũng rất thấp so với các nước khác. Năm 2001, lượng xuất khẩu xoài của Việt Nam là 3000 tấn trong khi của Thái Lan là trên 10 ngàn tấn, philipin là trên 38 ngàn tấn. Những con số này cho thấy, tiềm năng sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam còn rất thấp so với các nước trong khu vực. Để có thể cạnh tranh được với sự xâm nhập của rau quả ngoại nhập, nhất là sau khi thực hiện lịch trình giảm thuế AFTA, thì Việt Nam cần cố gắng rất nhiều nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của rau và đặc biệt là quả Việt Nam

Điều đó cho thấy rằng, các nước Thái Lan, Indonesia và Philippines có năng lực sản xuất các cây ăn quả nhiệt đới lớn hơn Việt Nam nhiều vào thời điểm hiện tại. Trong đó, Thái Lan là nước sản xuất hàng đầu khu vực về xoài, quả có múi, dứa bên cạnh Philippines là nước đứng đầu về sản xuất chuối.

Cũng như nhiều loại cây trồng khác, sự phát triển cây ăn quả trong thời gian qua phần nào mang nặng tính tự phát của người dân trước mức lợi nhuận do các cây ăn quả đem lại. Sản xuất cây ăn quả ở Việt Nam còn rất manh mún, phân tán, chưa có vùng chuyên canh lớn trồng một giống trái cây, không có hình thức liên kết sản xuất, tiêu thụ khép kín như HTX chuyên canh, tổ hợp tác kinh tế... Qui mô vườn cây của phần lớn các hộ trồng rau quả còn rất nhỏ, chỉ vài ngàn m2 đối với rau và trên dưới 1 ha đối với cây ăn quả. Hơn nữa, một số vùng trồng cây ăn quả và rau xanh đặc chủng (như các loại rau, quả ôn đới) lại thường ở vùng núi cao, giao thông cách trở, cơ sở hạ tầng điện, nước, chợ chưa phát triển nên hạn chế việc phát huy các tiền năng và lợi thế của vùng.

Việc cung ứng trái cây cho thị trường và cho công nghiệp chế biến được thực hiện bằng hình thức thu gom. Do đó sản xuất không tạo được khối lượng hàng hoá đủ lớn, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, nên khách cần mua lô hàng với khối lượng lớn, ta không đáp ứng được vì không kịp thu gom trong thời gian ngắn.

Thêm vào đó, năng suất các cây rau quả Việt Nam còn thấp so với mức chuẩn trung bình của khu vực cũng như trên thế giới, như năng suất dứa của Việt Nam chỉ đạt bình quân 13 tấn/ha trong khi đó Thái Lan đạt mức 24,5 tấn/ha. Trong khi đó, năng suất các vườn cà chua của Việt Nam chỉ đạt mức bình quân 15-20 tấn/ha so với mức trung bình trên thế giới là 50 tấn/ha. Mặc dù đây không phải là yếu tố quan trọng hàng đầu để đánh giá khả năng cạnh tranh tuy nhiên với một nước có nguồn đất đai hạn chế và đông dân như Việt Nam thì để có thể cạnh tranh được chúng ta phải đạt được mức năng suất tương đương với các nước trong khu vực.

Cơ cấu chi phí và giá cả:

Trái cây Việt Nam thường đắt hơn so với trái cây cùng loại của các nước nhiệt đới khác. Trong tháng 12/2001, khi sầu riêng Mongthon hạt lép của Thái Lan giá 0,5 USD/kg, thì sầu riêng trái vụ của ta giá đến 20.000 đ/kg, đắt gấp 3 lần mà chất lượng so với sầu riêng Thái Lan kém hơn. Giá thành chuối tươi xuất khẩu được ở các tỉnh ĐBSCL thường ở mức 115-120 USD/tấn chưa kể bao bì và chi phí khác trong khi giá xuất khẩu FOB trong nhiều năm tại các cảng của Philippines cũng ở mức 110-115 USD/tấn với khối lượng lớn và đồng đều.

Việt Nam chỉ có lợi thế hơn các nước ASEAN khác vì có chung đường biên giới dài với Trung Quôc. Khoảng cách vận chuyển gần, có nhiều ưu đãi trong buôn bán biên mậu là lợi thế đã được các doanh nghiệp và thương nhân Việt Nam khai thác hiệu quả. Nhưng tình hình đã thay đổi rất nhanh, khi Trung Quôc bãi bỏ dần các ưu đãi biên mậu thì kim ngạch nhiều mặt hàng đã giảm xuống 4-5 lần. Cửa khẩu duy nhất còn lại áp dung các ưu đãi biên mậu là Lào Cai thì gặp nhiều khó khăn về vận chuyển đường bộ, nhất là các mặt hàng tươi sống.

Tuy nhiênThái Lan đã và đang tìm các biện pháp để khắc phục bất lợi về khoảng cách địa lý của mình. Thái Lan đã có những biện pháp mà doanh nghiệp Việt Nam chưa hề nghĩ tới như: mỗi ngày, chở đến Côn Minh rau quả tươi, thuỷ sản tươi bằng máy bay và đã được bán giá rất đắt. Thái Lan và Trung Quôc cũng đầu tư rất lớn để cải tạo sông Mêkông thành một đường thủy vận chuyển rất an toàn, chi phí rất rẻ cho những mặt hàng cồng kềnh, đòi hỏi cao về bảo quản như rau quả. Ngày ngày, hàng rau quả, thuỷ sản Thái Lan vẫn đến được với các tỉnh miền Tây xa xôi của Trung Quôc bằng hàng không và đường thuỷ. Trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam với phương thức vận chuyển bằng xe đông lạnh đã bị bỏ lại rất xa cuộc chạy đua vào thị trường Trung Quôc.

Như vậy, có thể nói ngay lợi thế buôn bán mậu biêu và chi phí vận tải của Việt Nam cũng đang ngày càng mất dần trước sự cạnh tranh gay gắt của rau quả của Thái Lan trên thị trường Trung Quôc.

Chất lượng và khoa học công nghệ:

Hiện nay, chất lượng của nhiều loại rau quả tiêu thụ trong nước hay xuất khẩu luôn là một vấn đề nổi cộm. Chất lượng của rau quả là hàm số phụ thuộc vào một số biến cơ bản gồm giống, phương pháp canh tác-thu hoạch, bảo quản-chế biến và vận chuyển.

Trung Quôc đánh giá trái cây Việt Nam có những điểm hạn chế như sau:

- Bị bầm dập, xây xước (do thu hái, đóng gói, vận chuyển, bốc xếp…);

- bị sâu bệnh, mau hư hỏng;

- không đồng đều, xấu mã;

- bao bì xấu;

- quả nhãn bị xông SO2 quá mức qui định, phải trải lại hoặc huỷ.

Trước tiên, giống trái cây và kỹ thuật trồng trọt là yếu tố quan trọng hàng đầu để nâng cao năng suất mà đặc biệt là chất lượng quả. Việt Nam tương đối tự hào về các loại giống cây ăn trái bản địa phong phú. Tuy nhiên sự phong phú này đã không được khai thác phát triển một cách thích hợp. Do vậy, nhiều giống rau quả hiện nay của Việt Nam chỉ phù hợp với thị trường trong nước chứ chưa thích hợp cho xuất khẩu thị trường quốc tế hay để chế biến. Chúng ta chưa phát triển được bộ giống phong phú các loại rau quả để phục vụ cho thị hiếu đa dạng của thị trường nội địa và xuất khẩu, tiêu dùng tươi hay phục vụ ngành công nghiệp chế biến. Các giống rau quả của Việt Nam đã không được phát triển và bị lạc hậu so với nhiều nước trong khu vực. Như vậy, chúng ta mới dừng ở mức độ khai thác các giống đã có sẵn chứ chưa chịu khó tìm tòi phát triển những giống mới có chất lượng cao hơn, phù hợp với thị hiệu phức tạp của các loại thị trường khác nhau. Đây chính là một trong những điểm yếu cơ bản về khả năng cạnh tranh của rau quả Việt Nam.

Giống vải thiều hiện nay được trồng phổ biến ở các tỉnh phía Bắc, nhất là Bắc Giang, Hưng Yên. Nếu để ăn tươi thì được nhưng khi chế biến thì quả vải đổi màu sau khi đóng hộp 2-3 tháng. Với nhãn thì hầu hết các giống đang được trồng ở cả miền Nam và miền Bắc đều có chất lượng hạn chế so với các nước trồng nhãn khác. Nói chung nhãn có kích thước quả còn nhỏ trong khi kích thước hạt lại lớn do vậy cùi nhãn (thịt nhãn) mỏng.

Các giống chuối và cây có múi ở Việt Nam hiện nay cũng chỉ phù hợp với thị trường trong nước trong khi kích thước, năng suất và các đặc điểm màu sắc, mùi vị đều không phù hợp cho xuất khẩu sang thị trường quốc tế.

Một khó khăn cơ bản nữa đối với Việt Nam là các giống không thuần chủng, bị lai tạp nhiều do một thực tế là tập quán nhiều vườn cây ăn trái trước đây được trồng bằng hạt do vậy bị thoái hoá. Bên cạnh đó, các cây giống không được chọn lọc kỹ càng thiếu nguồn gốc. Các giống bị lai tạp nhiều không thuần chủng tạo ra những khó khăn cơ bản cho sản phẩm như tính đồng đều, sự ổn định về chất lượng và tiêu chuẩn hoá. Bởi vì trong cùng một vườn có các giống khác nhau rất đến trái cây có mùi vị, kích cỡ, màu sắc khác nhau.

Việc nhập giống tiến bộ, tuyển chọn giống nội địa tốt mới bắt đầu vài năm trở lại đây. Trong khi Thái Lan đã thực hiện 35 năm nay. Bên cạnh đó, các nước trong khu vực đã bằng cách này hay cách khác lấy giống một số loại quả của Việt Nam như thanh long và họ đã phát triển nhanh hơn chúng ta về việc đa dạng hoá và đưa ra nhiều đặc tính mới cho loại quả về màu sắc, hương vị. Chỉ một vài năm gần đây, Việt Nam mới bắt đầu nhập nhiều giống tiến bộ của các nước đối với một số cây ăn quả nhiệt đới như xoài từ Thái Lan và Ôxtrâylia, dứa từ Trung Quôc và Thái Lan, hồng từ Đài Loan, nhãn từ Trung Quôc.

Một vấn đề tác động rất lớn đến chất lượng rau quả là dư lượng thuốc trừ sâu trong sản phẩm do rau quả phần lớn được tiêu dùng ở dạng tươi sống, không qua chế biến hay nấu chín. Sản xuất rau quả ở nước ta là sản xuất nhỏ, phân tán, một bộ phận nhỏ nông dân có phần chạy theo lợi nhuận trước mắt nên ý thức và kiến thức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và các hoá chất khác còn yếu.

Công nghệ sau thu hoạch còn rất kém và đã có rất ít tiến bộ kỹ thuật về lĩnh vự này được chuyển giao đến nông dân. Việc thu hoạch, vận chuyển, đóng gói, bao bì và bảo quan không đúng cách làm cho rau quả bị hư hỏng nhiều (trên 20%). Hiện nay, chúng ta vẫn chưa có công nghệ bảo quản trái cây tươi kéo dài thời gian (1 đến 2 tháng) sau thu hoạch nên ta chỉ có thể xuất khẩu được số lượng ít trái cây tươi bằng tàu thuỷ sang một số nước châu Á gần Việt Nam và một số rất ít trái cây bằng máy bay sang một số nước châu Âu

Về vận chuyển, ở nước ta vẫn còn thiếu các thiết bị vận chuyển lạnh như tàu lạnh hoặc container có thiết bị làm lạnh nên đã ảnh hưởng không ít tới khả năng xuất khẩu khối lượng lớn đến các thị trường xa.

Chất lượng của việc đóng gói và nhãn mác cũng là vấn đề nổi cộm. Sản phẩm bao bì còn đơn điệu, nghèo nàn. Trình độ công nghệ và thiết bị chế biến còn lạc hậu, không đồng bộ. Bên cạnh đó các xưởng chế biến rau quả thủ công của nhân dân với qui mô nhỏ và thô sơ.

Dịch vụ đóng gói, vận chuyên và thông tin đều kém.

Một bất lợi khác là việc Việt Nam và Trung Quôc chưa thống nhất được các Hiệp định chung về kiểm dịch đối với động vật và thực vật. Trong khi đó, một số thỏa thuận về kiểm dịch và giám sát vệ sinh đối với mặt hàng gạo, thuỷ sản đã được ký kết chậm hướng dẫn, phổ biến để các doanh nghiệp thực hiện. Điều này khiến cho không chỉ rau quả mà nhiều nhóm hàng khác vấp phải các rào cản kỹ thuật khi xuất khẩu vào thị trường Trung Quôc. Một ví dụ được nhiều doanh nghiệp nêu lên là cơ chế kiểm tra hải quan một lần giữa Trung Quôc và Việt Nam vẫn chưa được thực hiện nên hàng hoá Việt Nam vào Trung Quôc, nhất là các mặt hàng tươi sống hay bị gây khó dễ bởi mã hàng hai bên không thống nhất, chứng chỉ vệ sinh chưa được hai bên công nhận...

Ngược lại, Thái Lan đã giải quyết rất tốt vấn đề này bằng các văn bản ký kết giữa Chính phủ hai nước. Hơn nữa, sự đảm bảo về chất lượng từ nguồn nguyên liệu đến công nghệ chế biến tốt là một lợi thế của doanh nghiệp Thái Lan. Trong khi đó đây lại là điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam. Trung Quôc có quy chế, nếu hàng Việt Nam có chứng chỉ C/O thì sẽ được giảm 50% thuế nhưng từ trước đến nay doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa làm được.

Trong nửa đầu năm 2004, Trung Quôc đã nhập khẩu rau quả từ các nước ASEAN với kim ngạch lên tới 330 triệu USD, với mức tăng trưởng 38,7% so với cùng kỳ năm 2003. Trong cùng kỳ, Trung Quôc xuất khẩu nông sản sang các nước ASEAN với tổng giá trị đạt 270 triệu USD, tăng 34%. Xuất khẩu rau quả của Thái Lan sang Trung Quôc đã tăng hơn 30% và đạt tới 210 triệu USD, chiếm tới 64% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn bộ khối ASEAN vào thị trường Trung Quôc trong cùng kỳ.

Bên cạnh đó, việc thực hiện chương trình thu hoạch sớm cũng góp phần làm giảm và dẫn tới loại bỏ hoàn toàn hiện tượng buôn lậu rau quả tại biên giới. Với mức thuế nhập khẩu bằng 0% thì việc buôn lậu rau quả sẽ bị ngưng hoàn toàn.

Như vậy, có thể dễ dàng nhận thấy Chương trình thu hoạch sớm trong khuôn khổ Hiệp định khung về ACFTA đã và đang tác động trực tiếp đến xuất nhập khẩu rau quả và qua đó ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành hàng này của Việt Nam. Tác động của việc thực hiện Chương trình thu hoạch sớm phụ thuộc chủ yếu vào khả năng cạnh tranh của ngành hàng rau quả của Việt Nam so sánh với các nước thành viên khác trong khu vực, cụ thể đối với hai nước Thái Lan và Philippines. Có thể nói ngay trong năm 2004, Thái Lan đã dành được những lợi thế rất đáng kể nhờ sớm nhanh chóng thực hiện cắt giảm thuế song phương với Trung Quôc. Do vậy, những lợi thế từ ưu đãi thuế quan trước đây của Việt Nam trong trao đổi mậu biên đã không còn. Thậm chí, do Trung Quôc bỏ ưu đãi thuế đối với mậu biên tại Quảng Tây thì rau quả của Việt Nam khi đi nhập khẩu qua tỉnh này sẽ phải chịu mức thuế cao hơn đáng kể so với rau quả của Thái Lan. Như vậy, ưu thế còn lại của Việt Nam chỉ là quãng đường vận chuyển ngắn hơn và do đó chi phí vận chuyển có thể thấp hơn.

Theo một số chuyên gia thương mại của Trung Quôc, một số sản phẩm rau quả của Thái Lan trước đây chuyển qua Việt Nam để xuất khẩu sang Trung Quôc nhằm hưởng những ưu đãi về thuế đối với mậu biên. Tuy nhiên, từ đầu năm 2004, sản phẩm Thái Lan không qua Việt Nam nữa mà xuất khẩu trực tiếp sang Trung Quôc.

Một vài kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc thực hiện cam kết gia nhập WTO:

Việc Trung Quôc phải giảm thuế nhập khẩu đã dẫn đến tăng nhập khẩu nhưng chủ yếu là nguyên liệu thô, bông, da thuộc, thức ăn gia súc, tăng trọng gia cầm... Tuy nhiên, Trung Quốc đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Mỹ. 9 tháng đầu năm 2004 Mỹ xuất sang Trung Quốc 4,1 tỷ USD tăng 44%. Xuất khẩu bông (1,3 tỷ $ tăng 270%) và lúa mỳ (414 tr. $) đặc biệt tăng mạnh.

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp SPS đối với nông sản xuất khẩu của Mỹ: Quy định mức cặn bã tối đa (MRL) đối với selen thấp hơn chuẩn mực quốc tế và quy định mức MRL đối với vômitxin trong lúa mỳ không áp dụng theo tiêu chuẩn quốc tế. Năm 2002 tuyên bố độ dung sai là không đối với các mầm bệnh trong gia cầm và thịt sống nhập khẩu. Hạn chế nhập khẩu thực phẩm chế biến của Mỹ bằng cách cấm một số chất phụ gia thực phẩm hiện nay đang được sử dụng ở các nước khác và được Tổ chức y tế thế giới phê chuẩn (WHO). Các nhà nhập khẩu phải xin giấy phép kiểm dịch đối với nhiều mặt hàng nông sản trước khi được đưa vào Trung Quốc như gia cầm, gia súc, ngũ cốc, hạt có dầu, hạt giống cây, các sản phẩm vườn,da sống và da thuộc.

Trung Quốc đã đề ra các quy định công nghệ sinh học: Quy định tháng 6/2001 về sự an toàn của công nghệ sinh học, công tác kiểm nghiệm, dán nhãn các sản phẩm công nghệ sinh học; tháng 2/2004 mới cấp giấy chứng nhận an toàn cuối cùng cho đậu tương của Mỹ...

Công tác kiểm định hàng hóa tùy tiện, gây cản trở, làm chậm trễ, tăng chi phí xuất khẩu nông sản của Mỹ, đặc biệt đối với bông, đâu tương, thịt và gia cầm.

Trợ cấp xuất khẩu, kể cả bằng cách bán ngô từ dự trữ trong nước với giá rẻ hơn thị trường nội địa 15-20% làm Mỹ bị mất thị phần ngô châu Á tại Hàn quốc, Malaisia.

Áp dụng TRQ đối với nông sản, như lúa mỳ, ngô, bông, dầu thực vật...

Một số biện pháp tăng khả năng cạnh tranh của sản xuất nông nghiệp:

- tăng cường đầu tư nông nghiệp và thay đổi cơ cấu yếu tố sản xuất nông nghiệp: Lý thuyết cho thấy nếu sản xuất nông nghiệp sử dụng hàm lượng vốn cao thì có thể tăng được lợi thế so sánh do đó để cải thiện sức canh tranh cho nông nghiệp cần tăng cường đầu tư cho nông nghiệp. thay cho trợ cấp trực tiếp hay trợ giá nên tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực có thể tăng lợi thế so sánh: nghiên cứu, thủy lợi, kiểm soát dịch bệnh, sâu bệnh, dịch vụ giám định, bảo vệ môi trường, bảo hiểm mùa vụ, hỗ trợ khu vực và đầu tư cơ cấu. Khi nông nghiệp có hàm lượng vốn cao hơn, công nghiệp hóa, tích lũy vốn nhanh sẽ cải thiện lợi thế so sánh hoặc ít nhất làm chậm quá trình giảm.

- Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu, công nghệ và cơ sở hạ tầng: Để thay đổi hệ số vố-lao động thì chỉ đầu tư nhiều vốn trong nông nghiệp là chưa đủ mà cần phát triển các công nghệ tiết kiệm lao động và đất đai và giảm việc làm trong nông nghiệp. Do nguồn đất đai hạn chế, nên sự phát triển của nông nghiệp phụ thuộc vào việc tăng năng suất lao động. Tăng đầu tư và cải thiện công nghệ đề nhằm tăng năng suất lao động từ đớ tăng lợi thế so sánh cho nông nghiệp.

- Đa dạng hóa thu nhập của nông dân: tự do hóa thị trường lao động nông thôn, cải cách hệ thống đăng ký cư trú. Phát triển các ngành công nghiệp nông thôn.

Chính sách đầu tư, tài chính:

Đối với vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước, cần phải xác định rõ các lĩnh vực ưu tiên. Đầu tư ngân sách nhà nước cho nông nghiệp trong thời gian qua chủ yếu tập trung vào thủy lợi (khoảng 60% đầu tư cho xây dựng cơ bản trong lĩnh vực nông nghiệp -nông thôn) và nhất là cho cây lúa. Trong những năm tới đây, cơ cấu đầu tư phải có những điều chỉnh thích hợp với tình hình và điều kiện phát triển hiện tại của ngành nông nghiệp.

Theo đó tăng cường đầu tư hơn nữa cho công tác khuyến nông và nghiên cứu khoa học, nhất là khoa học ứng dụng. Để có thể nhanh chóng cải thiện và đa dạng hoá giống rau và cây ăn quả đòi hỏi đầu tư nhiều hơn nữa cho nghiên cứu chọn lọc, lai tạo các giống mới, giống có chất lượng.

Có thể nhận thấy, cho đến nay đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước vẫn chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất mà chưa có sự hỗ trợ thích đáng cho khâu tiêu thụ - thị trường. Do vậy, nhà nước cần có đầu tư thoả đáng đối với “đầu ra” của quá trình sản xuất.

Trong những năm qua, nguồn vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước chủ yếu cho các doanh nghiệp nhà nước và tập trung vào khâu chế biến. Tuy nhiên, bảo quản và xử lý sau thu hoạch là khâu cần phải nhanh chóng phát triển trong thời gian trước mắt. Cụ thể hơn, Nhà nước cần ưu tiên cho đầu tư sử dụng vốn vay ưu đãi để xây dựng hệ thống kho lạnh ở các cửa khẩu, vùng nguyên liệu, chợ đầu mối để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho công tác xuất khẩu rau quả tươi.

Đối với thị trường biên mậu với Trung Quôc, cần tăng cường vai trò của ngân hàng để phục vụ hoạt động xuất khẩu rau quả, đưa thanh toàn qua ngân hàng vào nề nếp theo thông lệ quốc tế. Hiện nay một trong những vướng mắc mà doanh nghiệp hai bên gặp phải là phương thức thanh toán tiền hàng trong buôn bán biên mậu vì việc thanh toán phổ biến bằng tiền mặt thường xảy ra rủi ro rất nhiều cho doanh nghiệp hai bên. Do đó ngân hàng hai bên cần gặp nhau để định ra các phương thức thanh toán thích hợp, phù hợp với điều kiện buôn bán vùng biên giới, đảm bảo lợi ích của hai bên.

Tổ chức sản xuất:

đối với nhiều nông sản hàng hoá, qui mô sản xuất nhỏ, phân tán như hiện nay đang và sẽ tạo ra rất nhiều khó khăn cho sản phẩm Việt Nam trong quá trình cạnh tranh. Do vậy, nhà nước cần có những hỗ trợ để tổ chức lại sản xuất theo hướng tạo ra những vùng chuyên canh, sản xuất tập trung. Các hộ sản xuất qui mô nhỏ cần liên kết lại theo hình thức tổ hợp tác hoặc hợp tác xã kiểu mới.

Để tạo điều kiện hình thành những vùng chuyên canh rau quả lớn, chúng ta cũng cần có những chính sách linh hoạt về đất đai. Vì vậy, chúng ta cần mạnh dạn có những thay đổi như về mức hạn điền, thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất, các thủ tục hành chính liên quan đến áp dụng các quyền sử dụng đất đai. Có như vậy, mới tạo ra hàng lang pháp lý thuận lợi cho phép người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành các vùng chuyên canh có quy mô lớn và nhất là kích thích sự phát triển của mô hình trang trại rau quả.

Nhà nước nên ưu tiên đầu tư trọng điểm

An toàn vệ sinh thực phẩm: Nhà nước nên sớm có hiệp định về kiểm dịch thực vật với Trung Quôc


[1] Nguồn: FAO, Tổng Cục Thống kê

[2] Nguồn: FAO



(Theo http://www.nciec.gov.vn)
Báo cáo phân tích thị trường