Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Bangladesk: Xuất khẩu thủy sản có thể vượt 1 tỷ USD
19 | 05 | 2011
Vừa qua, Mỹ đã cho phép nhập khẩu tôm và cá thịt trắng từ Bangladesk, có thể giúp đất nước Nam Á này tăng kim ngạch xuất khẩu gấp đôi lên mức hơn 1 tỷ USD trong năm 2011.
Trong năm tài khóa vừa qua (bắt đầu tháng 7 năm trước đến hết tháng 6 năm sau theo lịch của nước này), kim ngạch xuất khẩu thực phẩm đông lạnh, bao gồm tôm và cá thịt trắng của Bangladesk đạt 437,4 triệu USD. Theo Hiệp hội các nhà xuất khẩu thực phẩm đông lạnh Bangladesk (BFFEA), trong 10 tháng đầu năm tài khóa hiện tại, kim ngạch xuất khẩu đã đạt 511 triệu USD.

Ông Md Abul Bashar, chủ tịch Hiệp hội cho biết: “Xuất khẩu thực phẩm trong 10 tháng đầu năm tài khóa hiện tại đã tăng 58% so với cùng kỳ năm ngoái”. Khoảng 1/3 kim ngạch xuất khẩu thực phẩm nước này sang thị trường Mỹ, và khoảng 50% khác xuất khẩu sang các nước EU, phần còn lại xuất khẩu sang Nga và các nước Trung Đông”.

Tăng trưởng xuất khẩu cao trong năm tài khóa này đánh dấu một sự phục hồi mạnh của ngành thực phẩm nước này sau thời kỳ sụt giảm kim ngạch xuất khẩu trong năm 2009 do ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu. Thêm vào những khó khăn của ngành thực phẩm Bangladesh, Bộ Lao động Mỹ và Tổ chức nghiệp đoàn chính phủ kiến nghị với Đại diện Thương mại Mỹ rằng ngành tôm của Bangladesh không phù hợp với những tiêu chuẩn lao động của Mỹ, sử dụng lao động trẻ em trong hoạt động sản xuất. Những cơ quan này muốn chính phủ Mỹ cấm nhập khẩu tôm từ Bangladesh.

Tuy vậy, đến nay, những nguy cơ này đã qua. Báo cáo của ba nhóm chuyên gia Mỹ xem xét ngành sản xuất tôm Bangladesh trong suốt hai năm qua đã xóa bỏ những nghi ngại trên. Theo ông Syed Mahmudul Huq, chủ tịch Quỹ sản xuất tôm và cá Bangladesh, ngành sản xuất tôm của nước này đã hoàn toàn xóa bỏ chế độ lao động sử dụng trẻ em và phù hợp với tiêu chuẩn của quốc tế. Những nhà xuất khẩu hàng đầu của nước này như Meenhar Sea Food, Atlas, National, Rupsha Fish, Fresh Food, Sobi Sea Food đã nâng cấp hệ thống thiết bị chế biến và đông lạnh; đồng thời đào tạo lao động và nông dân nuôi tôm để họ có thể thực hiện sản xuất theo đúng tiêu chuẩn toàn cầu.

Sự phục hồi này được hỗ trợ bởi sự khôi phục hoạt động xuất khẩu tôm bước ngọt sang EU từ tháng 5/2009 sau lệnh cấm nhập khẩu 6 tháng của Bỉ đối với sản phẩm tôm từ Bangladesh, với lý do tôm chế biến có hàm lượng kháng sinh nitrofuran không phù hợp với tiêu chuẩn châu Âu. Theo các nhà xuất khẩu, lệnh cấm này đã dẫn đến xuất khẩu nước này thiệt hại 83,3 triệu USD.

Ông Kazi Shahnewaz, chủ tịch và giám đốc điều hành của Tập đoàn Shahnewaz, chủ tịch BFFEA cho biết Mỹ cũng đang tiến hành những biện pháp tương tự. Còn theo ông Bashar, chính phủ Bangladesh đang mở rộng hỗ trợ bằng cách đưa các nhà khoa học Ireland đến điều tra những lý do mà EU đưa ra để cấm nhập khẩu tôm từ nước này. Nghiên cứu của giáo sư Glenn Kennedy cho thấy hàm lượng semicurbazide (SEM) trong thịt tôm nước ngọt tươi thấp hơn, cho thấy sự khuếch tán SEM diễn ra từ vỏ thông qua thịt đuôi, dẫn đến kết luận vè hàm lượng kháng sinh gây độc hại trong thịt tôm từ Bangladesh.

Mặc dù hoạt động giao thương đã được nối lại nhưng EU khuyến cáo rằng sản phẩm xuất khẩu từ Bangladesh vẫn sẽ chịu những biện pháp kiểm tra gắt gao.

Một vài cuộc kiểm tra đã có kết luận trong năm nay khi nhóm nhân viên dịch tễ và thực phẩm EU có bản thảo báo cáo thực địa hệ thống điều hành tại các cơ sở nuôi tôm vào cuối tháng 3 vừa qua. Điều tra chỉ ra rằng những phương pháp phân tích sử dụng trong chương trình quản lý chất thải ở các loại giáp xác và kiểm tra trước khi xuất khẩu phù hợp với yêu cầu và hiện vẫn hoạt động hiệu quả.

Khuyến nghị đã giảm từ 12 xuống 4 trong đầu năm nay và Cơ quan thủy sản và gia súc Bangladesh tự tin rằng bốn khuyến nghị này sẽ sớm bị xóa bỏ, đồng thời các biện pháp kiểm soát ngặt nghèo của EU cũng được nới lỏng.

Các thành viên BFFEA cũng hy vọng rằng quyết định của chính phủ Bangladesh hỗ trợ tiền mặt trên giá trị hóa đơn sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/7 năm nay, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Trước đó, các nhà xuất khẩu nhận được tiền mặt hỗ trợ dựa trên khối lượng xuất khẩu hàng năm.

Ông Shahnewaz cho biết, điều này sẽ giúp các hà xuất khẩu Bangladesh có thể đạt doanh thu xuất khẩu thủy sản hàng năm đạt 1 tỷ USD do họ sẽ nỗ lực tối đa hóa giá trị sản phẩm xuất khẩu, đồng thời loại trừ các sản phẩm có giá trị xuất khẩu thấp và cạnh tranh nhờ bán phá giá.  Trong khi đó, theo ông Bashar, Bangladesh sẽ xuất khẩu tôm và cá thịt trắng với giá tốt hơn và thị trường xuất khẩu mới đang mở ra ở Đông Âu, Mauritius và Úc. Ông Shahnewaz hy vọng sẽ nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn từ Nhật Bản và Ai Cập.

Kim Dung/AGROINFO
Theo Syed Tashfin Chowdhury – phóng viên cao cấp từ Dhaka


Báo cáo phân tích thị trường