Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
7 nhóm hàng xuất khẩu đã vượt 1 tỷ USD
31 | 07 | 2007
Theo Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đang được duy trì ở mức xấp xỉ 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong tháng 7, kim ngạch xuất khẩu đạt 4,25 tỷ USD, nâng tổng giá trị xuất khẩu trong 7 tháng lên 26,8 tỷ USD (so với kế hoạch 46,75 tỷ USD cho cả năm).
Đến hết tháng 7, đã có 7 nhóm hàng vượt kim ngạch 1 tỷ USD bao gồm thủy sản (1,98 tỷ USD); cà phê (1,33 tỷ USD); dầu thô (4,43 tỷ USD); dệt may (4,24 tỷ USD); giày dép (2,36 tỷ USD); hàng điện tử và linh kiện máy tính (1,09 tỷ USD) và đồ gỗ (1,33 tỷ USD).
 
Trong khi đó, mặt hàng gạo cũng có sự tăng tốc nhanh chóng với kim ngạch xuất khẩu đã đạt 904 triệu USD và cái mốc 1 tỷ USD sẽ nhanh chóng được vượt qua vì tốc độ xuất khẩu của các DN đang rất cao, số hợp đồng ký kết đã vượt qua chỉ tiêu 4,5 triệu tấn gạo cho năm 2007. Như vậy, chỉ còn duy nhất một mặt hàng trong nhóm dự kiến có kim ngạch trên 1 tỷ USD còn cách khá xa chỉ tiêu là cao su, mới đạt 659 triệu USD, bằng một nửa so với kế hoạch đề ra.
Trong 7 tháng đầu năm, dẫn đầu về tăng trưởng xuất khẩu so với cùng kỳ năm ngoái tiếp tục là mặt hàng cà phê với 102%; tiếp theo là lạc nhân tăng 66,7%; sản phẩm nhựa tăng 49%; dây và cáp điện tăng 47%...
 
Mặt hàng được giá nhất đang thuộc về hạt hiêu. Trong khi khối lượng xuất khẩu hạt tiêu giảm gần 50% thi giá trị xuất khẩu vẫn tăng 17% so với vùng kỳ; cà phê khối lượng chỉ tăng hơn 50% nhưng giá trị tăng hơn 100%.
Tuy nhiên, trong 7 tháng qua, mặt hàng xuất khẩu mang lại kim ngạch lớn nhất là dầu thô lại sụt giảm cả về giá trị và số lượng. Đây là nguyên nhân chính khiến kim ngạch xuất khẩu không tăng như mong đợi.
 
Trong khi đó, nhập siêu tiếp tục gia tăng và đã vượt qua mốc 5 tỷ USD trong tháng 7, tốc độ nhập khẩu tăng đến 30% so với cùng kỳ khiến cho giá trị nhập siêu tiếp tục gia tăng.
Lo ngại trước tình hình xuất khẩu chưa đáp ứng kỳ vọng, mới đây, Bộ Thương mại đã yêu cầu các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, mở rộng thị trường xuất khẩu. Đồng thời, điều quan trọng nhất là, Bộ yêu cầu các DN hết sức quan tâm đến vấn đề chất lượng sản phẩm để đảm bảo uy tín cho hàng hóa Việt Nam, nhất là đối với các sản phẩm nông - thủy sản.

 



Nguồn tin: Vinanet
Báo cáo phân tích thị trường