Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Thị trường ngành Chăn nuôi tháng 7 - 2014
30 | 07 | 2014
(AGROINFO) Tình hình chăn nuôi cả nước nửa đầu năm 2014 nhìn chung ổn định: Số lượng trâu, bò, lợn, gà không đột biến so với cùng kỳ năm 2013 (tăng giảm chỉ trong khoảng 1%). Vấn đề về dịch bệnh được kiểm soát tốt: Đến cuối tháng 7/2014 cả nước không còn tỉnh nào có dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng, lợn tai xanh chưa qua 21 ngày.

 - Tình hình chăn nuôi cả nước nửa đầu năm 2014 nhìn chung ổn định: Số lượng trâu, bò, lợn, gà không đột biến so với cùng kỳ năm 2013 (tăng giảm chỉ trong khoảng 1%). Vấn đề về dịch bệnh được kiểm soát tốt: Đến cuối tháng 7/2014 cả nước không còn tỉnh nào có dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng, lợn tai xanh chưa qua 21 ngày.

- Việt Nam vẫn nhập siêu thịt: Xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2014 đạt 20,92 triệu USD, giảm nhẹ 2,4% so cùng kỳ; trong khi nhập khẩu đạt 89,25 triệu USD, tăng 28,6%.
 
- Tương quan cung – cầu thịt tại Việt Nam 2014 ổn định, theo dự báo của USDA.
 
- Giá cả một số loại thịt (lợn, bò, gà) nhìn chung ổn định trong tháng 7/2014.
 
- Nhập khẩu nguyên liệu TACN tăng mạnh trong 7 tháng đầu năm, đặc biệt là lượng ngô hạt tăng gấp 2,4 lần do giá thế giới giảm thấp. Cung TACN công nghiệp trong nước đủ đáp ứng nhu cầu năm 2014. Do vậy giá TACN đến nay nhìn chung ổn định.
 
 
Sản xuất chăn nuôi:
Chăn nuôi trâu, bò:  
Chăn nuôi trâu, bò không có biến động nhiều, theo ước tính của TCTK số  lượng trâu của cả  nước tháng 7 năm 2014 giảm khoảng 1%, số  lượng bò tăng 0,5-1% so với cùng kỳ năm 2013. 
 
Chăn nuôi lợn: 
Chăn nuôi lợn phát triển tốt, người chăn nuôi có lãi do giá lợn hơi đang  ở  mức cao và dịch lợn tai xanh không xảy ra. Ước tính tổng số  lợn của cả  nước tháng 7 năm 2014 tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2013.
 
Chăn nuôi gia cầm: 
Chăn nuôi gia cầm khá ổn định, dịch cúm gia cầm không xảy ra. Ước tính tổng số  gia cầm của cả  nước tháng 7 năm 2014 tăng khoảng gần 1% so với cùng kỳ năm 2013.
 
Xuất nhập khẩu thịt 
Xuất khẩu
Theo Tổng cục Hải Quan, xuất khẩu thịt trong 5 tháng đầu năm 2014 nhìn chung khá ổn định. Trị giá xuất khẩu các tháng đạt từ 3,8 – 4,5 triệu USD, cho thấy mức độ dao động khá thấp nếu so với giai đoạn cùng kỳ các năm gần đây. Tính chung 5 tháng đầu năm 2014, trị giá xuất khẩu thịt đạt 20,92 triệu USD, giảm, chỉ giảm nhẹ gần 2,4% so với cùng kỳ năm 2013.  
 
Thịt lợn (dạng tươi, ướp lạnh, đông lạnh) vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: 5 tháng đầu năm 2014 đạt trị giá 14,46 triệu USD, giảm 17,2% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 69,1% tổng trị giá xuất khẩu thịt các loại. 
 
Về thị trường 5 tháng đầu năm 2014, Việt Nam xuất khẩu thịt chủ yếu sang các thị trường: Hồng Kông, Trung Quốc và Malaysia, với tỷ trọng kim ngạch lần lượt 58,8%, 18,9% và 10,6%.
 
Nhập khẩu:
Theo số liệu của Tổng cục Hải Quan, trị giá nhập khẩu thịt cả nước 5 tháng đầu năm 2014 đạt 89,25 triệu USD, tăng 28,6% so với cùng kỳ năm 2013.
Về chủng loại, thịt gia cầm là mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất trong 5 tháng đầu năm 2014, đạt 36,26 triệu USD, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm 2013 và chiếm 45,2% tổng kim ngạch xuất khẩu thịt các loại. Tiếp đến là thịt trâu bò, với trị giá đạt 35,84 triệu USD, tăng mạnh 51% so với cùng kỳ năm 2013 và chiếm tỷ trọng kim ngạch 40,2%.
 
Về thị trường, Mỹ vẫn là đối tác nhập khẩu thịt lớn nhất của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2014, với trị giá đạt 28,17 triệu USD, giảm nhẹ 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Tiếp đến là Ấn Độ, với trị giá đạt 26,8 triệu USD, tăng 58,3% so với cùng kỳ. Các thị trường cung cấp thịt đáng chú ý khác gồm: Braxin (10,3 triệu USD, chiếm tỷ trọng 12%), Úc (9,1 triệu USD, chiếm tỷ trọng 10%) và Hàn Quốc (3,96 triệu USD, chiếm tỷ trọng 4%).
(Liên hệ Agroinfo để biết thêm thông tin chi tiết)

Giá thịt năm 2014
Sau gần 2 năm khủng hoảng nặng nề khiến doanh nghiệp làm giống, người chăn nuôi lao đao, gần 3 tháng trở lại đây, thị trường chăn nuôi trong nước ổn định tích cực. Tương quan cung – cầu thịt thực phẩm trong nước vẫn đảm bảo.
 
Sau quãng thời gian giảm thấp cuối quý I/2014, giá cả thịt thực phẩm đã nhanh chóng phục hồi trở lại trong quý II. Bước sang quý III (tháng 7/2014), nhìn chung giá thịt lợn trong xu hướng tăng cao, trong khi thịt gà và thịt bò tương đối ổn định.
 
Cụ thể giá thịt trong tháng 7/2014 như sau: Tại Đồng Nai, giá lợn hơi tiếp tục nhích nhẹ 200 đồng/kg so với tháng trước lên mức 55.500 đồng/kg. Trong khi đó, giá lợn hơi phía bắc (Hà Nội) tiếp tục giảm 300 đồng/kg xuống 45.500 đồng/kg. Giá thịt gà tương đối ổn định. Giá gà tam hoàng tại Đồng Nai ở mức 40.000 đồng/kg; thịt gà ta An Giang ở mức 120.000 đồng/kg; thịt gà công nghiệp Hà Nội ở mức 53.000 đồng/kg. Giá thịt bò cũng tương đối ổn định.
 
Dự báo cung-cầu thị trường thịt thực phẩm năm 2014: 
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), năm 2014 nhu cầu tiêu thụ thịt bò của Việt Nam vào khoảng 408 nghìn tấn, tăng 2 nghìn tấn so với năm 2013. Sản lượng thịt bò của Việt Nam năm 2014 dự kiến ở mức 393 nghìn tấn và để đáp ứng đủ nhu cầu cần phải nhập khẩu ít nhất 15 nghìn tấn.
 
Nhu cầu tiêu thụ thịt lợn của Việt Nam năm 2014 vào khoảng 2,245 triệu tấn, tăng 1,8% so với năm 2013. Sản lượng thịt lợn của Việt Nam năm 2014 dự kiến ở mức 2,26 triệu USD, đảm bảo cho Việt Nam xuất khẩu khoảng 15 nghìn tấn thịt lợn.
 
Nhu cầu tiêu thụ thịt gà của Việt Nam năm 2014 vào khoảng 825 nghìn tấn, tăng 4,2% so với năm 2013. Sản lượng thịt gà của Việt Nam sẽ vào khoảng 393 nghìn tấn, do đó để có thể đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ nước ta cần phải nhập khẩu ít nhất 50 nghìn tấn.
(Liên hệ Agroinfo để biết thêm thông tin chi tiết)

Dịch bệnh gia súc gia cầm:
Theo Cục Thú y, Bộ NN&PTNT, tính đến ngày 22/7/2014  cả  nước không còn tỉnh nào xuất hiện dịch cúm gia cầm, dịch lợn tai xanh và dịch lở mồm long móng.
(Liên hệ Agroinfo để biết thêm thông tin chi tiết)

Thị trường thức ăn chăn nuôi (nhân tố quan trọng đối với ngành chăn nuôi)
+ Sản lượng TACN:
6 tháng đầu năm 2014, tổng sản lượng TACN công nghiệp tại Việt Nam ước tính đạt 7 triệu tấn, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2013, cơ bản đáp ứng nhu cầu TACN công nghiệp cả nước.
 
+ Nhập khẩu nguyên liệu TACN:
Trong 7 tháng đầu năm 2014, ước tính nhập khẩu lúa mỳ (20% dùng cho sản xuất TACN) đạt 1,08 triệu tấn, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm 2013; ngô hạt (100% cho sản xuất TACN) đạt 2,62 triệu tấn, tăng gấp 2,4 lần; đậu tương (100% ép dầu và bã dùng làm TACN) đạt 0,92 triệu tấn, tăng 2%. Giá các mặt hàng trên thị trường thế giới hiện ở mức thấp, đặc biệt là ngô giảm mạnh là nguyên nhân chính khiến nhập khẩu tăng mạnh. 
Nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu (chương H.S 23) 7 tháng đầu năm ước đạt 1,95 tỷ USD, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2013. Thị trường nhập khẩu chính của nhóm mặt hàng này là Achentina (chiếm 32,8% thị  phần), Hoa Kỳ (14,8%) và Trung Quốc (10,9%).
 
+ Giá nguyên liệu TACN trong nước:
Giá ngô hạt và đậu tương sản xuất trong nước hiện ở mức cao so với giá nhập khẩu: Ngô từ 6.000 – 6.500 đồng/kg (trong khi giá nhập khẩu chỉ 4.500 đồng/kg) và đậu tương từ 16.000 – 17.000 đồng/kg (trong khi giá nhập khẩu chỉ vào khoảng 10.000 – 12.000 đồng/kg). Điều này càng khiến Việt Nam phụ thuộc ngày càng nhiều vào nguồn nguyên liệu TACN nhập khẩu.
 
+ Dự báo thị trường TACN trong nước:
Từ tổng hợp diễn biến giá cả thế giới cùng với tình hình nhập khẩu nguyên liệu TACN vào Việt Nam, có thể nhận định cung trong nước sẽ đảm bảo được nhu cầu đang tăng lên trong những năm qua. Dự báo giá TACN trong nước sẽ giảm nhẹ trong các tháng cuối năm hoặc chí ít là duy trì được ổn định như trong suốt 6 tháng đầu năm nay.
(Liên hệ Agroinfo để biết thêm thông tin chi tiết)
 
Định hướng, chính sách:
+ Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, ban hành ngày 14/11/2013 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2014. 
+ Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn có hiệu lực từ ngày 10/2/2014
+ Dự thảo lấy ý kiến về "Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2014 – 2020" do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức ngày 13/3/2014.
+ Công văn số 5165/BTC-TCHQ Bộ Tài Chính ngày 21 tháng 4 năm 2014 về việc miễn thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho mặt hàng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu. 
(Liên hệ Agroinfo để biết thêm thông tin chi tiết)
 
Thách thức ngành chăn nuôi từ bên ngoài:
Việt Nam đang trong quá trình hoàn tất việc tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), dự kiến sẽ thành công vào cuối năm 2014. TPP sẽ đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng cả thách thức trong quan hệ thương mại của Việt Nam với các nước thành viên. Riêng đối với lĩnh vực chăn nuôi, thách thức sẽ là rất lớn do Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các sản phẩm chăn nuôi chất lượng, chi phí giá thành thấp của nước ngoài.
(Liên hệ Agroinfo để biết thêm chi tiết)
 
Cơ hội giao thương
Một Công ty Đài Loan cần nhập các sản phẩm dưới đây để làm nguyên liệu thức ăn gia súc:
 -          Bột cá ( fish meal) với hàm lượng protein >60%.
-          Bột tôm (shrimp meal) hàm lượng protein càng cao càng tốt.
-          Bột rong biển (seaweed powder)
-          Bột hạt hướng dương (Sunflower seed meal/dregs)
-          Bột vỏ lúa mạch (wheat/rice bra).
Các sản phẩm trên là bột khô để làm thức ăn gia súc hoặc có thể ép dầu trước khi sấy khô làm thức ăn gia súc. Quy cách đóng gói : 20-25kg/bao dứa hoặc bao bọc giấy bạc (craft bag or aluminum bag).
Quý đơn vị doanh nghiệp/ Công ty nào có thể cung cấp được các sản phẩm trên, có thể gửi chào hàng báo giá bằng tiếng Anh hoặc tiếng Trung (chữ phồn thể) cho đối tác tại địa chỉ: 
Contact person: Mr Tim Yen
Manager of New Product develop.
Evaglow International Co., Ltd.
TEL: +886-22808 1196
FAX: +886-22808 1136
Email: tim.yen@evaglow.com.tw
(Liên hệ Agroinfo để biết thêm thông tin chi tiết)
 


AGROINFO
Báo cáo phân tích thị trường