NGHIÊN CỨU
ĐÁNH GIÁ CÁC MÔ HÌNH TÁI CANH CÀ PHÊ TẠI VIỆT NAM
ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU
Dịch tài liệu và dịch đồng thời cho Hội thảo chuyên đề “Một số mô hình tái canh cà phê trên thế giới” và dịch tài liệu cho hoạt động “Đánh giá các mô hình tái canh cà phê tại Việt Nam”
I. Giới thiệu chung:
Trong thập kỉ qua, ngành cà phê Việt Nam liên tục mở rộng về diện tích và nâng cao sản lượng và chất lượng. Hiện nay, Việt Nam đứng thứ hai về xuất khẩu cà phê trên thế giới. Trong những năm 80, Việt Nam có khoảng 22.500 ha cà phê với năng suất trung bình là 0.78 tấn/ha đạt sản lượng khoảng 8400 tấn. Đến nay, tổng diện tích trồng cà phê đạt khoảng gần 600 000 ha với sản lượng 1.5 triệu tấn/năm và năng suất trung bình từ 2.3-2.5 tấn/ha. Như vậy, diện tích trồng đã tăng xấp xỉ 180 lần và năng suất trung bình tăng gấp khoảng 3 lần.
Theo Cục Trồng trọt, năm 2011, Việt Nam có 548.200 ha cà phê trong đó có 41.500 ha tại Tây Nguyên. Tuy nhiên, diện tích cầ phê già cỗi trên 20 năm là 135.000 ha, gần bằng 1/3 diện tích cà phê. Hầu hết diện tích cà phê già cỗi tập trung chủ yếu tại 2 tỉnh Đắc Lắc và Lâm Đồng. Do đó, nếu không có biện pháp cấp thiết để tái cánh các vườn cà phê già cỗi trên quy mô lớn trong 5-10 năm nữa, sản lượng cà phê của Việt Nam sẽ giảm mạnh.
Các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp cà phê và các công ty chế biến cà phê đều nhận thấy sự cần thiết việc tái canh các vườn cà phê già cỗi cũng như các vườn cà phê đang xuống cấp. Các cơ quan này đang triển khai nhiều sáng kiến tái canh khác nhau như:
i. Chương trình của VICOFA hỗ trợ 100% chi phí nhân giống cho tái canh tại Tây Nguyên. Chương trình này bao gồm khoản đầu tư lên tới 100.000 USD/năm kể từ năm 2011 tại 5 tỉnh Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng, Gia Lai và Kon Tum;
ii. Chương trình VINACAFE giai đoạn 2012 – 2019 trong đó ước tính diện tích tái canh cà phê có thể lên tới 11.000 ha;
iii. Bắt đầu từ 2011, Nestle Việt Nam hỗ trợ WASI lựa chọn các giống cà phê và thiết lập các hệ thống vườn ươm nhằm cung cấp giống cho chương trình tái canh;
iv. Các hoạt động tái canh quy mô nhỏ của các hộ nông dân; và
v. Các chương trình cấp vốn và tín dụng của tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng như Quỹ Đối tác Nông nghiệp, Ngân hàng nhà nước và Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, các định chế tài chính như Tập đoàn tài chính quốc tế (IFC).
Ngoài ra, gần đây Bộ Nông nghiệp và PTNT đã đề nghị Ngân hàng Thế giới hỗ trợ chuẩn bị hoạt động đầu tư nhằm tăng cường thực hiện chiến lược tái cơ cấu nông nghiệp và đẩy nhanh việc chuyển đổi bền vững đối với các tiểu ngành và các khu vực đã được lựa chọn. Dự án này sẽ giúp tăng cường năng lực thể chế liên quan đến tái cơ cấu nông nghiệp và các chương trình nghị sự bền vững. Ở cấp Trung Ương, dự án sẽ hỗ trợ Bộ Nông nghiệp và PTNT xây dựng chính sách và thể chế và nâng cao năng lực của Bộ phục vụ tái cơ cấu. Ở các cấp địa phương, dự án sẽ tập trung vào một số chính sách can thiệp trong một số tiểu ngành trọng tâm tại 2 vùng để có tác động biến đổi lâu dài. Dự án này sẽ là một mô hình kết nối các sáng kiến nông nghiệp bền vững với ngành ngân hàng và các sáng kiến tài chính tín dụng. Đối với sáng kiến cà phê bền vững, dự án cũng nhận thấy thách thức lớn về tái canh để duy trì được năng suất và sản lượng cả về khía cạnh quy mô, nông học, sinh kế và các vấn đề tài chính phức tạp khác. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có chiến lược tái canh rõ ràng và khả thi cho từng vùng.
Cách tiếp cận phối hợp ở cấp quốc gia về tái canh được xác định là một yếu tố then chốt cho thành công của Chương trình cà phê bền vững (SCP) và sự phát triển bền vững dài hạn của ngành cà phê Việt Nam
Chính vì vậy, Ngân hàng Thế giới (WB) và Chương trình cà phê bền vững (SCP) thống nhất đồng tài trợ cho hoạt động đánh giá một số mô hình tái canh tại Việt Nam và xây dựng kế hoạch hành động tái canh quốc gia.
Để giám sát hoạt động điều tra tại 2 tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng, Trung tâm Thông tin PTNNNT phối hợp với Viện Khoa học Kĩ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) cùng phối hợp thuê giám sát viên, trong đó Trung tâm Thông tin PTNNNT cần tìm 01 chuyên gia Dịch đồng thời cho Hội thảo chuyên đề “Một số mô hình tái canh cà phê trên thế giới” và dịch tài liệu cho hoạt động “Đánh giá các mô hình tái canh cà phê tại Việt Nam” với các nhiệm vụ cụ thể như sau:
II. MỤC TIÊU CỦA HOẠT ĐỘNG:
Dịch đồng thời cho Hội thảo chuyên đề “Một số mô hình tái canh cà phê trên thế giới” và dịch tài liệu cho hoạt động “Đánh giá các mô hình tái canh cà phê tại Việt Nam”.
III. NHIỆM VỤ CỤ THỂ:
· Tìm hiểu rõ nội dung và các từ ngữ chuyên ngành liên quan đến chủ đề cần dịch để có bản dịch sát nội dung và dễ hiểu nhất.
- Dịch đồng thời trong hội thảo chuyên đề “Một số mô hình tái canh cà phê trên thế giới”.
- Dịch các tài liệu cho hoạt động “Đánh giá các mô hình tái canh cà phê tại Việt Nam”
IV. SẢN PHẨM GIAO NỘP:
· Một buổi dịch đồng thời cho hội thảo
- Bộ tài liệu và bảng hỏi đã được dịch sang ngôn ngữ đích.
.V. THỜI GIAN THỰC HIỆN:
· Dịch đồng thời cho hội thảo vào ngày 17/4.
· Dịch tài liệu sẽ thực hiện từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2014.
VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN:
- Dịch đồng thời
· Kinh phí một ngày chuyên gia là: 250 USD/buổi* 21.270 VNĐ/USD = 5.317.500 đồng/ ngày.
- Kinh phí cho chuyên gia thực hiện hoạt động này là: 01 buổi * 5.317.500 đồng/ ngày = 5.317.500 đồng.
- Dịch tài liệu
Kinh phí cho mỗi trang dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt và dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh là: 9 USD/trang/350 từ *21.270 VNĐ/USD = 191.430 đồng/trang
Kinh phí thực tế sẽ căn cứ vào số trang tài liệu thực tế mà Trung tâm Thông tin PTNNNT giao.
VII.YÊU CẦU NĂNG LỰC:
· Có trình độ cử nhân trở lên.
- Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực biên phiên dịch cho các dự án.
- Sử dụng thành thạo máy Vi Tính, ít nhất là các phần mềm soạn thảo văn bản;…
- Có khả năng tìm kiếm, phân tích và tổng hợp thông tin, tài liệu.
- Có khả năng làm việc độc lập và theo nhóm.