Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Thuận lợi và khó khăn khi phát triển cà phê 4C tại Việt Nam
30 | 12 | 2014
Trong hai năm 2013, 2014 sản lượng cà phê chứng nhận của VIệt Nam tăng nhanh nhờ các chương trình, dự án hỗ trợ và liên kết sản xuất hợp tác công tu PPP trong sản xuất và tiêu thụ cà phê. Theo ước tính sản lượng cà phê chứng nhận của Việt Nam đã chiếm trên 50% sản lượng

 

Trong hai năm 2013, 2014 sản lượng cà phê chứng nhận của VIệt Nam tăng nhanh nhờ các chương trình, dự án hỗ trợ và liên kết sản xuất hợp tác công tu PPP trong sản xuất và tiêu thụ cà phê. Theo ước tính sản lượng cà phê chứng nhận của Việt Nam đã chiếm trên 50% sản lượng (trong đó, 4C chiếm 614.086  tấn (chiếm 50%), UTZ là 197.000 tấn, Rainforest alliance 400.000 tấn) 

Lợi ích của phát triển hệ thống chứng nhận 4C

 

  • 4C là tiêu chuẩn bền vững khởi điểm để nâng cấp lên các tiêu chuẩn bền vững có yêu cầu cao hơn
  • Thành viên 4C đa dạng, gồm các bên liên quan có mạng lưới gắn kết chặt chẽ với các viện/tổ chức trong nước, tổ chức phi chính phủ và các tiêu chuẩn bền vững khác
  • Cơ chế đối sánh với tổ chức Rừng mưa nhiệt đới giúp giảm chi phí cho người sản xuất
  • Công cụ thực hiện đơn giản, sát với thực tế của người nông dân
  • Các công ty rang xay lớn cam kết thu mua ngày càng nhiều cà phê tuân thủ 4C
  • Phù hợp với chủ trương, chính sách thúc đẩy sản xuất cà phê bền vững của nhà nước
  • Có nhiều tiềm năng phát triển: các công ty cà phê chưa chứng nhận hoặc có nhu cầu mở rộng chứng nhận, diện tích trồng cà phê, nông dân trồng cà phê chưa chứng nhận vẫn còn nhiều.
  • Việt Nam là một trong 4 quốc gia được ưu tiên hàng đầu trong chương trình IDH (SCP)
  • Có sẵn các tổ chức cung cấp dịch vụ kỹ thuật (GAP/GMP) khi triển khai chương trình cho thành viên: WASI, hệ thống khuyến nông…

Tuy nhiên, việc phát triển các sản phẩm cà phê chứng nhận tại Việt Nam vẫn còn gắp nhiều khó khăn:

 

  • Diện tích cà phê già cỗi ngày càng tăng
  • Chất lượng cà phê nhân còn thấp
  • Sử dụng nước tưới chưa hợp lý
  • Tác động của biến đổi khí hậu
  • Thị trường không ổn định, giá cà phê thấp đã tác động nhiều đến sản xuất cà phê bền vững.
  • Số lượng đơn vị 4C tái kiểm tra xác nhận cao trong năm 2015
  • Nông dân nhỏ lẻ, phân tán hoặc không đồng nhất
  • Năng lực của đơn vị quản lý 4C
  • Cung cầu chưa cân đối

Hiện trạng phát triển hệ thống chứng nhận 4C tại Việt Nam

 

Các tỉnh

2013 (tấn)

2014 (tấn)

Đắk Lắk

248.351

248.351

Đắk Nông

71.202

91.072

Lâm Đồng

159.407

193.026

Gia Lai

58.392

59.657

Các tỉnh khác

14.183

21.234

Tổng

550.535

614.086

Nguồn: Hiệp hội 4C

 



Lưu Văn Hoàng - 4C Association Việt Nam
Báo cáo phân tích thị trường