Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Biến đổi khí hậu có thể cản trở cuộc chiến chống khai thác thủy sản trái phép của Thái Lan
29 | 11 | 2016
Biến đổi khí hậu đang đe dọa các nỗ lực của Thái Lan trong chống khai thác thủy sản trái phép và tránh lệnh cấm của EU lên ngành xuất khẩu thủy sản trị giá nhiều tỉ đôla của nước này. Các nhóm hoạt động môi trường cảnh báo rằng biến đổi khí hậu đang làm chậm lại sự phục hồi nguồn lợi thủy sản tại các vùng khai thác truyền thống, khiến nhiều tàu của Thái Lan mạo hiểm tiến ra ngoài vùng nước của Thái Lan để tìm nguồn khai thác mới.

“Khai thác quá mức đóng vai trò quan trọng trong suy giảm nguồn lợi thủy sản tại Vịnh Thái Lan và vùng biển Andaman, nhưng biến đổi khí hậu cũng là một mối đe dọa lớn”, theo Suchana Chavanich, nhà sinh vật học đại dương tại đại học Chulalongkorn. “Các đại dương ấm lên nghĩa là cá khó tăng trưởng lên kích cỡ tối đa. Các rặng san hô bị tẩy trắng bởi biến đổi khí hậu nên các loài cá mất đi nơi ấp trứng và nguồn thức ăn, cũng là một mối đe dọa khác”.

Nguồn lợi thủy sản của Thái Lan đạt đỉnh vào năm 2006 và sản lượng khai thác tại vịnh Thái Lan trong năm này lên tới 856.212 tấn. 4 năm sau đó, sản lượng khai thác giảm xuống 617.568 tấn.

EU đã gán “thẻ vàng” cho Thái Lan vào tháng 4/2015, cảnh báo nước này nên chặn đứng ngành khai thác thủy sản quản lý lỏng lẻo hoặc đối mặt với lệnh cấm xuất khẩu thủy sản.

Thái Lan là nước xuất khẩu thủy sản lớn thứ 3 thế giới, với kim ngạch xuất khẩu năm 2013 đạt 7 tỷ USD, theo dữ liệu từ cơ quan thủy sản nước này cho biết. Năm 2015, xuất khẩu thủy sản Thái Lan sang EU đạt 481 triệu Euro, tương đương 511 triệu USD.

Kể từ thẻ vàng của EU, chính phủ Thái Lan hiện cho biết hầu hết các đội tàu khai thác hiện đã đăng ký và nước này đã cấm các tàu sử dụng lưới dày hoặc lưới khai thác thủy sản tầng đáy. Kết quả là hơn 3.500 tàu cá không thể dời cảng trong ít nhất 1 năm.

Hồi đầu tháng 11/2016, tàu cuối cùng trong 48 tàu bị bắt giữ trong cuộc truy quét chống lại khai thác thủy sản trái phép bị đánh chìm tại bờ biển Thái Lan nhằm tạo ra một rặng san hô nhân tạo cho du lịch. EU cho biết đang hợp tác với Thái Lan để triển khai một kế hoạch hành động và chưa có thời hạn đặt ra cho quyết định này.

Trong khi phủ đang tìm các tránh lệnh cấm của EU, chính phủ Thái Lan đã làm không đủ để giải quyết tác động của biến đổi khí hậu lên khai thác thủy sản. “Sự phục hồi nguồn lợi thủy sản nhờ những nỗ lực chống khai thác trái phép của chính phủ đang bị đe dọa bởi sự nóng lên của các đại dương”.

Trong khi đó, ngành thủy sản hoài nghi về những hứa hẹn của chính phủ rằng các biện pháp đưa ra nhằm chống lại khai thác trái phép có thể giúp phục hồi nguồn lợi thủy sản. Hơn 300.000 lao động đang làm việc trong ngành thủy sản Thái Lan, nhiều người trong số họ là lao động nhập cư.

Theo FIS



Gappingworld
Báo cáo phân tích thị trường