Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Báo cáo sản xuất – thương mại gỗ Trung Quốc năm 2017: Nhu cầu cao, sản xuất giảm
17 | 11 | 2017
Nhập khẩu các sản phẩm gỗ của Trung Quốc được dự báo tiếp tục tăng trong năm 2017.

Nguyên nhân chủ yếu do sản xuất nội địa suy giảm, trong khi nhu cầu nội địa mạnh. Từ đầu năm 2016, Trung Quốc đã cấm khai thác gỗ thương mại tại các khu rừng tự nhiên, để rừng và các hệ sinh thái rừng phục hồi từ hàng thập kỷ bị khai thác quá mức. Lệnh cấm này được cho là sẽ làm giảm khoảng 50 triệu m3 gỗ tại Trung Quốc, tương đương 8% tổng sản lượng gỗ của nước này. Do đó, trong 3 – 5 năm tới, Trung Quốc sẽ cần nhập khẩu thêm gỗ để bù đắp cho suy giảm sản lượng gỗ nội địa sau lệnh cấm trên. Đồng thời, xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ của Trung Quốc được dự báo sẽ duy trì ổn định trong những năm tới.

Trung Quốc đã hạ hạn ngạch khai thác gỗ năm 2016-2020 xuống còn 254 triệu m3, từ mức 271 triệu m3 trong giai đoạn 2011 – 2015. Bắt đầu từ đầu năm 2016, Trung Quốc cấm khai thác gỗ thương mại từ các khu vực rừng tự nhiên. Hệ quả trực tiếp là sản xuất gỗ của Trung Quốc sẽ giảm trong ngắn hạn; nhập khẩu được dự báo tăng để bù đắp sản xuất nội địa giảm; và xuất khẩu các sản phẩm gỗ của Trung Quốc được dự báo duy trì ổn định trong những năm tới.

Thực trạng rừng tại Trung Quốc

Độ bao phủ rừng của Trung Quốc hiện ở mức  21,6% và đặt mục tiêu tăng lên 23% đến năm 2020.

Theo Niên giám nguồn lực rừng quốc gia lần thứ 8 của Trung Quốc (2009 – 2013), diện tích rừng của Trung Quốc có diện tích 208 triệu ha, với tổng sản lượng gỗ chưa khai thác khoảng 16,4 triệu m3 và tổng trữ lượng gỗ rừng vào khoảng 15,1 triệu m3. Diện tích rừng tự nhiên của Trung Quốc là 122 triệu ha và diện tích rừng trồng là 69 triệu ha. Diện tích rừng của Trung Quốc đứng thứ 5 thế giới, sau Nga, Brazil, Canada và Mỹ. Trung Quốc sở hữu diện tích rừng trồng lớn nhất thế giới.

Trong tháng 5/2016, Cơ quan Lâm nghiệp Quốc gia Trung Quốc (SFA) công bố Kế hoạch 5 năm cho Phát triển rừng lần thứ 13. Kế hoạch đặt mục tiêu tăng tỷ lệ bao phủ rừng lên 23,04% và trữ lượng gỗ rừng đạt 16,5 tỷ m3 đến năm 2020. Để đạt mục tiêu này, kế hoạch cũng đặt mục tiêu Trung Quốc sẽ trồng 33,33 triệu ha rừng trong giai đoạn 2016-2020. Trong nửa đầu năm 2017, Trung Quốc đã trồng 4,4 triệu ha rừng, đạt 66% kế hoạch trồng rừng năm 2017 của Trung Quốc.

Trung Quốc đang ngày càng quan tâm tới tăng cường quản lý rừng và chuỗi chứng nhận chăm sóc rừng (CoC) do các thị trường xuất khẩu chính, như EU và Mỹ, có các yêu cầu tiếp cận thị trường nghiêm ngặt về nhập khẩu các sản phẩm gỗ bền vững. Hiện có 3 cơ chế chứng nhận rừng chính tại Trung Quốc – China Forest Certification Scheme (CFCS), Programme for the Endorsement of Forest Certification (PEFC), và Forest Stewardship Council (FSC). Tháng 2/2014, PEFC chứng thực CFCS. Sự chứng thực và công nhận quốc tế một cơ chế chứng nhận rừng của Trung Quốc sẽ tiếp tục khơi thông xuất khẩu các sản phẩm gỗ Trung Quốc cho các thị trường xuất khẩu truyền thống, đặc biệt là châu Âu.

 

CFCS

PEFC

FSC

Diện tích rừng được chứng nhận (1.000ha)

8.677

N.A

988

Số công ty quản lý rừng được chứng nhận

53

45

N.A

Các công ty COC được chứng nhận

33

433

5.200

Trung Quốc cấm khai thác gỗ trong rừng tự nhiên

Đầu năm 2016, Trung Quốc thông báo hạ hạn ngạch khai thac gỗ giai đoạn 2016 – 2020 xuống còn 254 triệu m3. Hạn ngạch khai thác giai đoạn 2011 – 2015 là 271 triệu m3. Cần nhấn mạnh rằng hạn ngạch khai thác gỗ rừng tự nhiên này là hạn ngạch khai thác gỗ phi thương mại, khi Trung Quốc đã cấm khai thác gỗ thương mại tại tất cả các khu rừng tự nhiên từ đầu năm 2016.

Lệnh cấm này ban đầu dự kiến có hiệu lực từ năm 2017. Tuy nhiên, sau các chương trình thử nghiệm kéo dài 2 năm tại khu vực Đông Bắc Trung Quốc – nơi có những cánh rừng tự nhiên lớn nhất của nước này, năm 2016, chính phủ Trung Quốc đã quyết định mở rộng lệnh cấm khai thác trên các cánh rừng tự nhiên khắp cả nước. Lệnh cấm trên toàn quốc này nhằm giúp các cánh rừng phục hồi sau nhiều thập kỷ bị khai thác quá mức và giúp khôi phục các hệ sinh thái rừng.

Ước tính lệnh cấm khai thác rừng tự nhiên sẽ làm giảm khoảng 50 triệu m3, sản lượng gỗ của Trung Quốc, qua đó tác động lên nguồn cung gỗ của Trung Quốc trong ngắn hạn. Trung Quốc cũng rất tham vọng trong kế hoạch mở rộng diện tích rừng trồng để bù đắp thâm hụt nguồn cung do lệnh cấm khai thác gỗ rừng tự nhiên. Năm 2013, Trung Quốc đã triển khai xây dựng Khu dự trữ gỗ chiến lược (STSB) và đặt mục tiêu mở rộng lên 14 triệu ha đến năm 2020. Nếu mục tiêu này đạt được như kế hoạch, ước tính rằng STSB sẽ giúp tăng nguồn cung gỗ của Trung Quốc thêm khoảng 95 triệu m3. Tuy nhiên, các nhà quan sát ngành gỗ Trung Quốc nhấn mạnh rằng một số loại gỗ từ các rừng tự nhiên không thể thay thế dễ dàng bằng gỗ rừng trồng, đặc biệt là các loại gỗ cao cấp. Do đó, trong 3 – 5 năm tới, Trung Quốc sẽ cần tăng nhập khẩu gỗ để bù đắp suy giảm sản xuất gỗ nội địa bắt nguồn từ lệnh cấm trên.

 

2016 – 2020

2011 – 2015

Tổng hạn ngạch khai thác (triệu m3)

254

271

–          Hạn ngạch khai thác gỗ rừng tự nhiên

49,5

82,7

–          Hạn ngạch khai thác gõ rừng trồng

204,5

188,3

Thực trạng các sản phẩm từ gỗ cứng và triển vọng

Sản xuất gỗ của Trung Quốc được dự báo giảm từ 67 triệu m3 năm 2016 xuống còn 63 triệu m3 năm 2017. Như đã đề cập, sự suy giảm này xuất phát từ lệnh cấm khai thác gỗ thương mại từ rừng tự nhiên. Giai đoạn 2010 – 2014, sản xuất gỗ của Trung Quốc duy trì ổn định trong khoảng 80 triệu m3. Tuy nhiên, năm 2015, sản lượng gỗ giảm xuống còn khoảng 70 triệu tấn do dự án thử nghiệm cấm khai thác gỗ tại các khu rừng tự nhiên tại Đông Bắc Trung Quốc.

Sản lượng gỗ của Trung Quốc 2010 – 2017 (triệu m3)

Sản lượng gỗ tròn năm 2017 của Trung Quốc dự báo đạt 59 triệu m3, giảm khoảng 5% so với mức 62 triệu tấn năm 2016, chủ yếu do giảm sản lượng gỗ. Ngược lại, sản lượng gỗ xẻ năm 2017 dự báo đạt 80 triệu m3, tăng khoảng 4% so với mức 77 triệu m3 năm 2016. Sản lượng gỗ xẻ tăng không cùng xu hướng với sản lượng gỗ tròn bởi sản lượng gỗ xẻ bao gồm cả gỗ nhập khẩu.

Trung Quốc tiếp tục là nhà sản xuất ván gỗ lớn nhất thế giới. Sản lượng ván gỗ năm 2017 của Trung Quốc dự báo đạt 315 triệu m3, tăng khoảng 4% so với mức 302 triệu m3 năm 2016. Gỗ dán chiếm khoảng 60% tổng sản lượng ván gỗ của Trung Quốc, theo sau là ván gỗ xơ ép và ván dăm.

Sản lượng ván gỗ Trung Quốc năm 2015

Theo các nguồn thông tin nội ngành, Trung Quốc hiện có khoảng 7.000 nhà sản xuất gỗ dán, 550 nhà sản xuất ván gỗ xơ ép và 400 nhà sản xuất gỗ ván dăm. Theo phân bổ địa lý, miền đông Trung Quốc là khu vực sản xuất ván gỗ tương đối tập trung của nước này. Sản xuất ván gỗ tại Sơn Đông, Giang Tô, An Huy, Hồ Nam và Hồ Bắc chiếm khoảng 60% tổng sản lượng ván gỗ của Trung Quốc. Tuy nhiên, tỷ lệ tập trung ngành rất thấp, với hơn 90% các nhà sản xuất ván gỗ của Trung Quốc thuộc sở hữu tư nhân và có quy mô nhỏ.

Là một trong những nhà sản xuất nội thất gỗ lớn nhất thế giới, hàng năm, Trung Quốc sản xuất hơn 250 triệu chiếc sản phẩm nội thất gỗ. Quảng Đông, Phúc Kiến, Chiết Giang, Sơn Đông, Giang Tây, Tứ Xuyên và Hồ Nam là các tỉnh sản xuất gỗ nôi thất lớn nhất của Trung Quốc. Theo Hiệp hội Nội thất Trung Quốc, doanh thu ngành nội thất trên thị trường nội địa tăng 79% trong năm 2016, so với mức tăng 74% trong năm 2013. Mức tăng này cho thấy gỗ nhập khẩu được giữ lại cho tiêu dùng nội địa nhiều hơn là cho chế biến và tái xuất.

Theo USDA (Gappingworld.com)

 



Báo cáo phân tích thị trường