Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Myanmar giảm thuế để thúc đẩy xuất khẩu đồ gỗ nội thất
23 | 12 | 2016
Các ưu đãi thuế và cải cách các quy định lâm nghiệp có thể cứu ngành nội thất bị bỏ quên của Myanmar và đưa nước này trở thành một cường quốc xuất khẩu đồ gỗ nội thất của khu vực, theo các nguồn tin ngành lâm nghiệp Myanmar cho biết. Trong cuộc họp đầu tháng 12 với phó Tổng thống U Myint Swe, ngành gỗ kêu gọi chính phủ hỗ trợ và khôi phục lại ngành sản xuất đồ gỗ đã suy giảm trong suốt 25 năm qua.

U Kyaw Kyaw Win, phó chủ tịch Liên đoàn thương mại các sản phẩm lâm nghiệp Myanmar kêu gọi thay đổi cách các nguyên liệu thô được phân phối trong ngành bởi Doanh nghiệp gỗ Myanmar (Myanmar Timber Enterprise – MTE), đặt mục tiêu tăng giá trị sản phẩm. Nhận định rằng ngành chế biến gỗ đang thua xa các đối thủ cạnh tranh sau 25 năm bị bỏ quên, Myanmar đang có nguồn gỗ cứng trưởng thành lớn. “Năm 2015, Myanmar chỉ xuất khẩu được 11 triệu USD đồ gỗ nội thất, trong khi Thái Lan xuất khẩu hơn 1 tỷ USD, Indonesia xuất khẩu 1,8 tỷ USD, Malaysia 2,5 tỷ USD, Việt Nam 6,9 tỷ USD và Trung Quốc 98 tỷ USD”.

Các nhà sản xuất đã kêu gọi hạ giá gỗ cngs được phân phối bởi MTE và ưu đãi thuế cho nhập khẩu nguyên liệu thô cho sản xuất đồ gỗ nội thất. “MTE phân phối gỗ chủ yếu ở dạng gỗ tròn, mà các công ty địa phương không đủ khả năng chi trả. Chúng tôi phải dựa vào nguồn gỗ cứng phi pháp, nhưng chi phí cũng rất cao”, ông U Kyaw Kyaw Win cho hay.

Sản phẩm gỗ nội thất tại Myanmar chủ yếu được sản tại Thái Lan và Trung Quốc do phần lớn ngành này đã đóng cửa trong những năm gần đây. “Năm 2006, chúng tôi có khoảng 30 nhà máy, nhưng hiện chỉ còn lại 3 nhà máy thuộc sở hữu của doanh nghiệp nội địa. Chúng tôi phải trả mức thuế hải quan 15%, 5% thuế thương mại và 2% thuế thu nhập. Nếu chính phủ có thể sắp xếp để phân phối nguồn gỗ rẻ hơn cho các nhà sản xuất địa phương để gia tăng thêm giá trị, ngành đồ gỗ nội thất có thể trở thành một nguồn thu ngoại tệ lớn, giống như tại các nước cạnh tranh xuất khẩu trong khu vực. Xuất khẩu sẽ mang lại nhiều thuế doanh thu hơn”.

Ông U Nyan Win, sở hữu nhà máy Shwe Hmi, đồng tình với quan điểm này, nhấn mạnh rằng họ luôn thiếu nguồn gỗ hợp pháp. “Do MTE chỉ bán gỗ tròn và gỗ cứng cùng nhau trong 1 hệ thống mà các doanh nghiệp nội địa không thể cạnh tranh với thương lái ngành gỗ nên chúng tôi phải phụ thuộc vào nguồn gỗ bất hợp pháp”, ông cho biết, “Nguồn gỗ bất hợp pháp nghĩ là chúng tôi không có chứng từ cho nguồn gỗ sử dụng và nguồn gỗ này trở thành phi pháp”. Tình hình này gây ra nhiều khó khăn cho các nhà sản xuất để xuất khẩu hàng hóa tới các nước khác. Các quy định ngặt nghèo về gỗ hợp pháp khiến bất cứ lô hàng nào không có chứng từ hợp lệ cũng có thể bị thu giữ.

Các nhà sản xuất nội thất gỗ Myanmar rất ít bởi các quy định thị trường xuất khẩu khắt khe, ông U Nyan Win cho hay. Các thách thức khác bao gồm thiếu lao động có kỹ năng và chi phí mặt bằng để xây dựng nhà máy tại các khu công nghiệp ở mức cao.

Theo Myanmar Times



Gappingworld
Báo cáo phân tích thị trường