Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Việt Nam lập kế hoạch đưa ngành tôm trở thành ngành kinh tế chủ lực
26 | 01 | 2018
Kế hoạch hành động quốc gia mới vừa được Thủ tướng phê duyệt, nhằm mục tiêu thúc đẩy phát triển bền vững cho ngành tôm, đưa ngành này trở thành ngành kinh tế chủ lực vào năm 2025. Kế hoạch cũng đặt mục tiêu đưa ngành tôm trở thành ngành thân thiện môi trường và ứng phó tốt với biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó, cải thiện chất lượng, hiệu quả sản xuất và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm tôm Việt Nam cũng được nhấn mạnh, qua đó mang lại lợi ích cho nông dân, doanh nghiệp và toàn nền kinh tế.

Kế hoạch hành động này nhằm đưa ngành tôm Việt Nam đạt giá trị xuất khẩu 5,5 tỷ USD và tăng trưởng trung bình hàng năm 10,79% trong giai đoạn 2017 – 2020; trong đó giá trị xuất khẩu tôm nước lợ đạt 4,5 tỷ USD.

Tổng diện tích tôm nước lợ dự kiến đạt 710.000ha, với tổng sản lượng 850.000 tấn trong giai đoạn 2017 – 2020, và mở rộng lên 750.000ha với sản lượng 1,1 triệu tấn trong giai đoạn 2020 – 2025.

Trong giai đoạn 2017 – 2020, ngành tôm cũng sẽ nuôi tôm cỡ lớn nước ngọt trên diện tích 30.000ha, sản lượng đạt 30.000 tấn và sẽ có 1 triệu m3 tôm hùm nuôi lồng với sản lượng 2.500 tấn.

Giai đoạn 2021 – 2-25, kế hoạch hành động này cũng nhằm mục tiêu phát triển ngành tôm công nghệ cao và nuôi tôm sinh thái quy mô lớn. Với mục tiêu này, đầu tư vào cơ sở hạ tầng và các dịch vụ kỹ thuật đồng bộ, hiệu quả và bền vững sẽ được triển khai. Mục tiêu là ngành tôm đạt giá trị xuất khẩu 10 tỷ USD và tăng trưởng trung bình 12 – 14%/năm.

Theo thống kê từ Hiệp hội các nhà sản xuất- xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu tôm đóng góp lớn nhất cho tổng giá trị xuất khẩu thủy sản, đạt 3,8 tỷ USD trong năm 2017, tăng 21% so với năm 2016.

Theo FIS (gappingworld.com)



Báo cáo phân tích thị trường