Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Hình thái mới của ngành thủy sản Nhật Bản
06 | 03 | 2008
Từ xa xưa, thủy sản là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng ở Nhật Bản và hiện vẫn chiếm đến 20% lượng tiêu thụ prôtêin của người dân nước này. Tuy nhiên, sản lượng và mức tiêu thụ thủy sản của người Nhật đang giảm. Ðiều gì xảy ra với truyền thống thủy sản của nước Nhật ?
Nhật Bản là nước có mức tiêu thụ thủy sản theo đầu người cao nhất thế giới. Ngành thủy sản nước này có vai trò lịch sử và đang tiếp tục mang lại sinh kế cho hàng nghìn làng chài ven biển. Tuy nhiên, kỷ nguyên hiện đại đang làm biến đổi dáng dấp của ngành thủy sản và di sản thủy sản của Nhật Bản.

Sản lượng khai thác giảm

Khai thác hải sản là lĩnh vực quan trọng nhất của ngành thủy sản Nhật Bản. FAO chia khai thác hải sản của Nhật Bản thành 3 nhóm: khai thác xa bờ, chủ yếu hoạt động ở các vùng biển xa và tại các vùng đặc quyền kinh tế của các nước khác theo hiệp định song phương; khai thác ngoài khơi, chủ yếu tại vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản; và khai thác ven bờ.

Sản lượng khai thác xa bờ và khai thác ngoài khơi của Nhật Bản đều giảm.

Năm 2003, sản lượng khai thác xa bờ của Nhật Bản đạt 602.000 tấn, trị giá 1,5 tỷ USD, sản lượng khai thác ngoài khơi đạt 2,5 triệu tấn, trị giá gần 3,5 tỷ USD. Sản lượng khai thác ven bờ ổn định khoảng 1,5 triệu tấn/năm.

Thập niên qua, số lượng tàu cá và lao động trong lĩnh vực khai thác giảm. Gần 90% số lao động trong ngành thủy sản Nhật Bản làm việc trong lĩnh vực khai thác ven bờ.

Giai đoạn 1998-2003, số người hoạt động trong lĩnh vực khai thác hải sản giảm 30%, còn 132.000 người. Số lao động giảm 39%, còn 238.000 lao động.

Ðáng chú ý là trong khi số lao động nam trẻ tuổi giảm, số lao động già từ 70 tuổi trở lên lại tăng.

Ngành NTTS vật lộn với khó khăn

Năm 2003, ngành NTTS của Nhật Bản cung cấp khoảng 1,3 triệu tấn thủy sản, trị giá khoảng 4 tỷ USD. Các sản phẩm chủ yếu là rong, hàu, điệp, cá bò, vv.....

Sau khi đạt mức cao nhất vào năm 1994, suốt 10 năm qua, sản lượng thủy sản nuôi gần như ổn định.

Nguyên nhân khiến ngành NTTS không tăng trưởng là khả năng hạn chế của các trại nuôi, giá thủy sản giảm và nguồn cung cấp thủy sản nuôi dư thừa.

Thị trường: chuộng đồ ăn phương Tây

Thị trường tiêu thụ thủy sản của Nhật Bản cũng đang thay đổi.

Người tiêu dùng trẻ tuổi ngày càng ít quan tâm đến thực phẩm truyền thống – chủ yếu là các món ăn chế biến từ cá, thủy sản có vỏ và hải sản. Ngày nay, thị hiếu chuộng đồ ăn phương Tây khiến người tiêu dùng trẻ tuổi ở Nhật Bản có xu hướng lựa chọn các loại thực phẩm khác nhau.

Nguồn cung cấp thủy sản của Nhật Bản, cả nội địa và NK, giảm từ 10,1 triệu tấn năm 1994 xuống 8 triệu tấn năm 2003. Rõ ràng, nhu cầu thủy sản cũng không tăng.

Mặc dù không ai dự đoán Nhật Bản - nước NKTS lớn nhất thế giới - sẽ không còn ưa chuộng sản phẩm thủy sản và thủy sản có vỏ, nhưng rõ ràng thị hiếu tiêu dùng thực phẩm của nước này đang thay đổi và điều này ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến văn hoá ẩm thực thủy sản của nước này.

Những diễn biến mới

Bất chấp những thay đổi trong ngành thủy sản và thị hiếu tiêu dùng thực phẩm, năm 2005, giá trị NKTS của Nhật Bản đạt 1,67 nghìn tỷ yên, tăng gần 2% so với 1,63 nghìn tỷ yên năm 2004, nhưng khối lượng giảm 4% so với 3,34 triệu tấn năm 2004.

Tuy nhiên, Nhật Bản tiếp tục NK ngày càng nhiều sản phẩm thủy sản chế biến và sơ chế nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng. Năm 2005, NK các sản phẩm thủy sản chế biến đạt trên 400.000 tấn, trị giá 2,43 tỷ USD, chiếm gần 17% tổng giá trị NK.

Tôm tiếp tục là sản phẩm ưa thích của người Nhật. Mặc dù là thị trường tôm lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ, nhưng tiêu thụ tôm theo đầu người của Nhật đạt hơn 2,5 kg, trong khi Mỹ 1,9 kg.

Năm 2005, NKTS giảm nhẹ đã ảnh hưởng xấu đến ngành tôm, nhất là sản phẩm tôm nguyên con đông lạnh, do thị trường tôm còn vỏ đông block biến động thất thưởng suốt 10 năm qua. Tuy nhiên, nhu cầu sản phẩm tôm chín và bao bột (kể cả tôm sushi) và các sản phẩm tôm khác tiếp tục ổn đinh, thậm chí tăng.

Năm 2005, NK tôm các loại của Nhật Bản đạt 294.658 tấn, trị giá 2,25 tỷ USD, giảm 2,3% về khối lượng so với năm 2004 do NK tôm nguyên con đông lạnh giảm. Tuy vậy, tôm nguyên con đông lạnh vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá trị NK tôm với 1,79 tỷ USD.

Giá trị NK tôm chế biến, kể cả tôm bao bột, tempura, sushi, ebi, đạt 428 triệu USD.

Tôm nhiệt đới chiếm tỷ trọng chính trong nguồn cung cấp tôm, chủ yếu từ các nước Châu Á như Việt Nam, Inđônêxia, Ấn Ðộ, Trung Quốc và Thái Lan.

Gần 98% sản phẩm tôm GTGT NK vào Nhật có nguồn gốc từ các nước Châu Á: Thái Lan (40%), Trung Quốc (23%), Việt Nam (17%) và Inđônêxia (17%).

Nguồn cung cấp tôm nguyên con đông lạnh không ổn định với thị phần liên tục giảm. Mặc dù từ năm 2004, thị trường dần chấp nhận tôm chân trắng nuôi và Trung Quốc là nước cung cấp chủ yếu tôm chân trắng cỡ nhỏ, nhưng tôm sú vẫn là sản phẩm được ưa chuộng với nguồn cung cấp chính là Việt Nam, Thái Lan, Inđônêxia và Trung Quốc.

Không chỉ là nước NK

NK thủy sản của Nhật Bản chiếm 14% khối lượng NKTS thế giới. Chính vì vậy, không ai nghĩ Nhật Bản có thể là nước XKTS. Thực tế, cho đến gần đây, người Nhật vẫn không tự nhận họ là nước XKTS.

Tuy nhiên, 23 quận ở Nhật đã thành lập Hội đồng Xúc tiến XK Thương hiệu Thủy sản, Nông sản và Lâm sản Nhật Bản vào năm 2003 nhằm tăng cường XK các sản phẩm nông-lâm-thủy sản của nước này. Ðầu năm 2004, phạm vi của Hội đồng được mở rộng ra 40 quận và đã tạo động lực cho hoạt động XKTS.

Từ năm tài khoá 2004, Bộ Nông-Lâm-Ngư nghiệp Nhật Bản đã tăng ngân sách cho hoạt động xúc tiến XK nhằm tiến hành khảo sát hệ thống ngoại thương, cử các phái đoàn phát triển thị trường ra nước ngoài và hỗ trợ xúc tiến thương hiệu Nhật Bản của các nhóm nhà sản xuất.

Năm 2005, Nhật Bản đẩy mạnh hơn các biện pháp xúc tiến bán hàng dài hạn. Ví dụ, Hội đồng Xúc tiến XK Nhật Bản-Trung Quốc đã khảo sát thị trường Trung Quốc và phát hành tờ rơi bằng tiếng Trung nhằm giới thiệu các món ăn từ cá thu.

Các tổ chức thủy sản Nhật Bản hy vọng tiếp tục các nỗ lực nhằm phát triển hơn nữa thị trường XKTS.




Nguồn: http://thongtinthuongmaivietnam.vn
Báo cáo phân tích thị trường