Để ngăn chặn nguồn thủy sản khai thác trái phép, không báo cáo và không được quy dịnh (IUU) và nguồn thủy sản mờ ám lọt vào thị trường, chính phủ Mỹ đã triển khai SIMP đối với 13 loại thủy sản, bao gồm tôm, có hiệu lực từ ngày 31/12/2018. SIMP bắt buộc khai báo nhiều thông tin bổ sung để truy xuất toàn bộ chuỗi cung ứng thủy sản từ điểm thu hoạch tới điểm thông quan vào thị trường Mỹ.
Pavethra Ponniah, phó chủ tịch kiêm phân tích trưởng về ngành thủy sản tại ICRA, cho rằng trong khi phần lớn nguồn tôm xuất khẩu từ Ấn Độ sang Mỹ và EU đến từ các trại nuôi tôm có đăng ký với chính phủ, xuất khẩu tôm Ấn Độ sang Việt Nam đến từ cả các trại tôm có và không có đăng ký. Tình trạng này có thể tác động tiêu cực đến hoạt động tái xuất của Việt Nam sang thị trường Mỹ do thiếu khả năng truy xuất nguồn gốc. “Diễn biến này có thể châm ngòi cho xuất khẩu tôm từ Việt Nam sang Ấn Độ”, bà nhận định. Tuy nhiên, bà Ponniah cho biết các yêu cầu của SIMP đối với chuỗi cung ứng tôm được dự báo sẽ tạo ra nhiều khó khăn cho xuất khẩu tôm thu hoạch từ các trại nuôi chưa đăng ký.
ICRA ước tính rằng khoảng 2.433 cơ sở nuôi trồng thủy sản, sử dụng tổng cộng 12.509ha, đã đăng ký với Cơ quan Nuôi trồng Thủy sản Ven biển (CAA) tính đến tháng 3 vừa qua. Ấn Độ tiếp tục là nước xuất xuất tôm lớn nhât sang thị trường Mỹ trong năm 2017, chiếm thị phần 32% về lượng, theo sau là Indonesia (17,8%), Thái Lan (11,3%), Ecuador (10,8%) và Việt Nam (8,4%). Hơn nữa, ICRA cho biết Ấn Độ bắt đầu xuất khẩu các sản phẩm tôm giá trị gia tăng từ đầu thập niên 2010s, lượng tôm GTGT xuất khẩu tăng trưởng hàng năm tới 81%, từ 2.229 tấn năm 2013 lên 23.973 tấn năm 2017.
Trong 4 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu các sản phẩm tôm GTGT Ấn Độ sang Mỹ tăng 16,5%. Trong thời gian tới, với việc tăng các nhà máy sản xuất các sản phẩm tôm GTGT cao từ các nhà chế biến, ICRA dự báo tỷ trọng của các sản phẩm tôm GTGT từ Ấn Độ sẽ tiếp tục tăng.
Theo The Hindu Business Line (gappingworld.com)