Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Protein động vật – đối tượng chính của cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung
16 | 07 | 2018
Theo nhiều cách khác nhau, protein động vật là trung tâm của ngành thực phẩm và kinh doanh nông nghệp (F&A) trong cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung Quốc. Tác động lên thương mại và giá protein động vật toàn cầu đang bắt đầu rõ rệt tại một số khu vực và Rabobank dự báo cuộc chiến thương mại này sẽ còn tạo ra nhiều đổi thay.

Thương mại protein động vật chính thức là đối tượng áp thuế 25%

Nhập khẩu trực tiếp các sản phẩm protein động vật Mỹ (thịt lợn, thủy sản, thịt bò và thịt gia cầm) vào Trung Quốc là đối tượng của chính sách thuế mới, ít nhất là 25%. Theo nhận định của Rabobank, xuất khẩu các sản phẩm protein động vật từ Mỹ sang Trung Quốc sẽ bị tác động tiêu cực và trong một số trường hợp, các luồng thương mại toàn cầu cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Thương mại thịt lợn chịu cú đấm kép

Thịt lợn là một trong những luồng thương mại F&A đầu tiên cảm nhận những tác động của cuộc chiến thương mại này, với mức thuế 25% có hiệu lực trong đợt ăn miếng trả miếng đầu tiên giữa Mỹ – Trung vào tháng 4.

Tháng 7, thương mại thịt lợn chịu “cú đấm” thứ 2 khi Trung Quốc áp thuế bổ sung 25% đối với thịt lợn Trung Quốc. Động thái này sẽ tác động lên các luồng thương mại thịt lợn toàn cầu trong năm 2018 và có thể trong những năm tới.

Nguồn cung thịt lợn Mỹ đang vượt nhu cầu nội địa và việc Mexico cũng áp thuế nhập khẩu thịt lợn Mỹ có thể đẩy ngành thịt lợn Mỹ vào giai đoạn khó khăn để tìm ra các thị trường xuất khẩu thay thế, trong khi giá thịt lợn nội địa Mỹ đang giảm.

Các luồng thương mại thủy sản – tác động từ cả hai chiều

Nhập khẩu cá hồi Thái Bình Dương, cá tuyết, cá Pollock, cá thờn bơn, tôm hùm và cua từ Mỹ chiếm 15% tổng nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc trong năm 2017 và đạt 1,3 tỷ USD về giá trị. Trong số các loại thủy sản này, các loại giáp xác giá trị cao được tiêu dùng nội địa và là đối tượng áp thuế 25%, có thể sẽ đối diện với cạnh tranh ngày càng tăng từ các nhà xuất khác. Trong khi đó, phần lớn cá thịt trắng và cá hồi được ché biến tại Trung Quốc để tái xuất và hiện vẫn chưa đối mặt với chính sách thuế mới.

Không giống các loại protein động vật khác và bất chấp các luồng xuất khẩu, Mỹ vẫn là nước nhập khẩu ròng thủy sản từ Trung Quốc. Năm 2017, xuất khẩu thủy sản Trung Quốc sang Mỹ đạt 2,7 tỷ USD. Thông báo gàn đây cho biết Mỹ áp thêm mức thuế 10% đối với nhiều mặt hàng thủy sản xuất khẩu chính của Trung Quốc như tôm, cá rô phi và cá hồi chế biến cũng như cá thịt trắng. Trung Quốc có thể sẽ thiệt hại nhiều hơn Mỹ trong cuộc chiến thương mại thủy sản giữa hai nước.

Các chính sách thuế thịt bò đang ẩn hiện

Trung Quốc bắt đầu nhập khẩu thịt bò Mỹ từ giữa năm 2017 sau khi thương mại thịt bò giữa hai nước bị gián đoạn trong hơn 1 thập kỷ. Các luồng thương mại thịt bò giữa hai nước khá hạn chế trong năm 2017 và chính sách thuế mới của Trung Quốc đối với thịt bò mỹ có thể sẽ càng làm tiêu tan các nỗ lực của ngành thịt bò Mỹ để xây dựng các chuỗi cung ứng bền vững sang Trung Quốc.

Thuế gia cầm khiến triển vọng thương mại gia cầm Mỹ – Trung càng đi vào ngõ cụt

Xuất khẩu thịt gia cầm Mỹ sang Trung Quốc đã tạm ngừng sau các đợt bùng phát dịch cúm gia cầm tại Mỹ hồi năm 2014/15 và từ đó vẫn chưa chính thức nối lại. Việc áp thuế 25% đối với thịt gia cầm Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ càng khiến triển vọng nối lại thương mại gia cầm giữa hai nước đi vào ngõ cụt.

Thuế TACN sẽ tác động đên sản xuất tại Trung Quốc

Rabobank dự báo các tác động gián tiếp lớn của cuộc chiến thương mại lên sản xuất các hàng hóa TACN tại Trung Quốc, với các nguyên liệu TACN như đậu tương và hạt kê và một số nguyên liệu khác như whey protein, sẽ là đối tượng áp thuế 25%. Mức thuế này sẽ khiến nhập khẩu hàng hóa TACN và nguyên liệu TACN từ Mỹ trở nên đắt đỏ hơn, đang bắt đầu tái định hình các luồng thương mại và gia tăng áp lực lên biên lợi nhuận sản xuất thịt lợn tại Trung Quốc.

Chờ đợi những thay đổi phía trước

Tất cả các dấu hiệu trong cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung Quốc đều chỉ ra căng thẳng ngày càng chồng chất và dự báo rằng cả hai nước sẽ tiếp tục tung đòn tác động tới thương mại song phương. Trong ngành protein động vật, Rabobank dự báo những thay đổi sẽ tiếp diễn, tác động gián tiếp lên các luồng thương mại toàn cầu cũng như làm thay đổi giá nhập khẩu TACN của Trung Quốc.

Theo Rabobank (gappingworld.com)



Báo cáo phân tích thị trường