Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Xuất khẩu hạt điều tăng mạnh trở lại sau hai tháng giảm liên tiếp
26 | 04 | 2019
Xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đã tăng mạnh trở lại trong tháng 3/2019 sau khi hai tháng giảm liên tiếp, tuy nhiên nếu tính chung quý 1/2019 thì kim ngạch vẫn sụt giảm so với cùng. Trong số thị trường nhập khẩu hạt điều của Việt Nam, thì Bỉ có tốc độ tăng vượt trội.

Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, tháng 3/2019 xuất khẩu hạt điều của Việt Nam tăng mạnh cả về lượng và trị giá so với tháng 2/2019, tăng lần lượt 116,5% và 103,4% đạt tương ứng 31,9 nghìn tấn, trị giá 250,12 triệu USD – đây là tháng tăng đầu tiên sau khi sụt giảm hai tháng liên tiếp.

Nâng lượng điều xuất khẩu quí 1 năm 2019 lên 79,5 nghìn tấn, trị giá 640,5 triệu USD, tăng 7,3% về lượng nhưng giảm 15,1% trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Về thị trường xuất khẩu, Mỹ dẫn đầu – đây cũng là thị trường chủ lực xuất khẩu hạt điều của Việt Nam, chiếm 31,8% tổng lượng điều xuất khẩu, đạt 25,3 nghìn tấn, tị giá 205,96 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ giảm 0,34% về lượng và 20,89% trị giá. Giá xuất bình quân cũng giảm 20,62% tương ứng với 8139,17 USD/tấn.

Nếu tính riêng tháng 3/2019, thì lượng điều xuất khẩu sang Mỹ tăng mạnh so với tháng 2/2019, tăng gấp 2,6 lần về lượng (tức tăng 156,53%) và tăng gấp 2,4 lần (tức tăng 141,05%) về trị giá, nhưng nếu so với tháng 3/2018 thì lại sụt giảm 9,61% về lượng và 28,1% trị giá.

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, hạt điều Việt Nam vẫn giữ vững vị trí số 1 tại Mỹ, và chiếm lợi thế cạnh tranh cao hơn các đối thủ như Brazil, Ấn Độ, Bờ Biển Ngà, Triển vọng xuất khẩu hạt điều sang Mỹ tong thời gian tới tương đối khả quan, nhờ giá hạt điều toàn cầu được dự báo sẽ phục hồi nhẹ trong quý II.

Để gia tăng giá trị xuất khẩu hạt điều sang Mỹ, ngành điều Việt Nam cần khắc phục tình trạng mất cân đối nghiêm trọng giữa năng lực chế biến và sản lượng sản xuất nội địa. Và để giữ vững vị thế dẫn đầu thế giới, ngành điều nên phải tập trung cải thiện năng suất và chất lượng hạt điều, từ đó tìm kiếm cơ hội tăng xuất khẩu sang Mỹ, Bộ Công Thương khuyến nghị.

Được biết, theo Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ, nhập khẩu hạt điều của nước này trong tháng đầu năm 2019 đạt trên 11.000 tấn, trị giá 92,23 triệu USD, tăng 10,3% về lượng và tăng 9,2% trị giá so với tháng cuối năm 2018. Trong đó, Việt Nam là thị trường cung cấp hạt điều lớn nhất cho Mỹ. Tháng 1, thị phần hạt điều Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Mỹ chiếm 81,6%, tăng từ mức 79,8% của tháng 12/2018. Brazil là nguồn cung hạt điều lớn thứ 2 cho Mỹ, với lượng nhập khẩu đạt 632 tấn, thấp hơn nhiều so với 9.053 tấn nhập khẩu từ Việt Nam. Thị phần hạt điều Brazil có xu hướng giảm, từ mức 6,6% của tháng 12/2018 xuống còn 5,7% trong tháng 1.

Dẫn vị trí thứ hai sau thị trường Mỹ là Trung Quốc, mặc dù là thị trường có vị trí và khoảng cách địa lý gần với Việt Nam, nhưng chỉ chiếm 13,44% thị phần đạt 10,7 nghìn tấn, trị giá 86,5 triệu USD, tăng 2,36% về lượng nhưng giảm 15,55% trị giá so với cùng kỳ. Mặc dù tháng 3/2019, xuất khẩu hạt điều sang Trung Quốc cũng tăng khá mạnh, tăng 99,64% về lượng và gấp 2 lần (tức tăng 102,75%) trị giá so với tháng 2/2019, đạt 3,8 nghìn tấn, trị giá 30,5 triệu USD.

Kế đến là các thị trường Hà Lan, Australia, Đức, Anh, Canada…. Nhìn chung, quý 1/2019 lượng điều xuất khẩu sang các thị trường hầu hết đều tăng trưởng, số này chiếm trên 62% và phần lớn ở các thị trường chủ lực. Đặc biệt, xuất sang Bỉ thời gian này tăng vượt trội, tuy chỉ đạt 984 tấn, trị giá 91 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ tăng gấp 3,1 lần (tức tăng 211,39%) và gấp 2,6 lần (tức tăng 159,02%).

Ở chiều ngược lại, xuất sang thị trường Na Uy giảm mạnh, 52,55% về lượng và 64,18% trị giá so với cùng kỳ, tương ứng với 195 tấn, trị giá 1,5 triệu USD.

Đáng chú ý, trong cơ cấu thị trường xuất khẩu hạt điều trong quý 1/2019 có thêm thị trường Cô Oét và Pakistan với lượng xuất đạt lần lượt 70 tấn, 14 tấn.

Thị trường xuất khẩu hạt điều quý 1/2019

Thị trường

Quí 1/2019

+/- so với quí 1/2018 (%)*

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Mỹ

25.305

205.961.781

-0,34

-20,89

Trung Quốc

10.700

86.577.411

2,36

-15,55

Hà Lan

6.941

59.876.567

-22,86

-40,31

Australia

3.582

28.339.415

99,55

60,19

Đức

3.100

25.976.012

45,54

15,98

Anh

3.162

23.179.638

16,81

-12,63

Canada

1.932

17.121.688

-28,23

-43,12

Nga

1.989

15.735.854

52,88

22,43

Thái Lan

2.039

15.303.628

28,24

-0,32

Pháp

1.212

11.682.937

11,81

-3,52

Italy

1.892

11.574.496

-2,02

-33,28

Tây Ban Nha

1.425

11.416.029

92,57

51,32

Israel

1.391

11.413.468

33,11

5,01

Bỉ

984

9.138.344

211,39

159,02

HongKong (TQ)

574

6.082.133

30,75

19,13

Ấn Độ

944

5.583.761

-11,36

-31,84

Ai Cập

625

5.375.666

 

 

Nhật Bản

670

5.305.928

-17,39

-31,75

New Zealand

703

5.244.323

25,99

-2,84

Đài Loan

551

4.661.383

16,99

-5,74

Saudi Arabia

605

4.323.023

 

 

UAE

465

3.154.570

-43,43

-55,76

Iraq

270

2.442.966

 

 

Ukraine

257

2.049.941

99,22

64,14

Philippines

250

2.000.739

-20,13

-36,07

Hy Lạp

208

1.594.334

52,94

14,19

Na Uy

195

1.518.575

-52,55

-64,18

Nam Phi

205

1.498.643

-20,23

-47,92

Singapore

92

742.176

-35,21

-51,15

(*Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)

Nguồn: VinaNet



Báo cáo phân tích thị trường