Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ USDA dự báo sản xuất Indonesia niên vụ 2020/2021 (từ tháng 4 năm 2020 đến tháng 3 năm 2021) đạt tổng số 10,3 triệu bao, thấp hơn 3,74% so với niên vụ trước (10,7 triệu bao), trong đó có 9 triệu bao cà phê Robusta và 1, 3 triệu bao cà phê Arabica. Trong vụ mùa mới này, dự báo Indonesia sẽ xuất khẩu giảm 3,22% tương đương 196.000 bao so với niên vụ trước, đạt tổng cộng 5,9 triệu bao cà phê xanh. Số lượng xuất khẩu giảm hơn một chút so với 6, 09 triệu bao cà phê xanh được Indonesia xuất khẩu trong niên vụ 2019/2020, nhưng vẫn nhiều hơn so với niên vụ 2018/2019.
Trong khi đó, tiêu thụ cà phê nội địa của Indonesia đã tăng theo cấp số nhân trong những năm gần đây. Nguyên nhân là do sự phát triển của các ngành công nghiệp rang xay và giá trị gia tăng đã giúp tiêu thụ sản lượng cà phê địa phương cũng như các loại cà phê nhập khẩu khác. Tiêu thụ cà phê nội địa cũng được củng cố bởi văn hóa cửa hàng cà phê đô thị đang phát triển. Báo cáo mới nhất của USDA tiếp tục dự báo khả năng giảm tiêu thụ cà phê hàng năm do ảnh hưởng của phong tỏa xã hội liên quan đến coronavirus. Tỷ lệ thất nghiệp tăng và thay đổi sức mua của người tiêu dùng có thể khiến sụt giảm tiêu thụ sản phẩm cà phê trong nước. Tiêu thụ nội địa ở Indonesia bao gồm các sản phẩm hòa tan cũng như các sản phẩm cà phê rang xay trong nước và nhập khẩu được dự báo sẽ nằm trong khoảng 4,3 triệu bao trong niên vụ 2020/202 thấp hơn 12,24% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo dự báo của GlobalData ngành đồ uống nóng của Indonesia, bao gồm cà phê, trà và đồ uống nóng khác, được dự báo sẽ tăng từ 30,1 nghìn tỷ Rp (2,1 tỷ USD) vào năm 2018 lên mức 43,7 nghìn tỷ Rp (2,9 tỷ USD) vào năm 2023 tốc độ tăng trưởng (CAGR) là 7,7%.