Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
BÁO CÁO TÌNH HÌNH XNK NLTS SANG THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC THÁNG 1/2022
22 | 02 | 2022

Nguồn: Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT (IPSARD)

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG

Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) cho biết nền kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng 4% trong năm 2021, mức cao nhất trong 11 năm qua. So với mức giảm 0,9% của năm 2020, kinh tế Hàn Quốc đã phục hồi mạnh mẽ nhưng không đồng đều giữa các lĩnh vực. Trong khi xuất khẩu tăng mạnh nhất 11 năm và xây dựng khởi sắc, tiêu dùng vẫn hạn chế do các lệnh giãn cách xã hội.

Riêng trong quý IV/2021, GDP tăng 4,1% so với cùng kỳ 2020, cao hơn mức dự báo trung bình là 3,7%. Trong đó, xuất khẩu tăng 4,3% so với quý liền trước. Các lĩnh vực như tiêu dùng tư nhân, đầu tư xây dựng và dịch vụ tăng lần lượt 1,7%, 2,9% và 1,3%. BOK kỳ vọng GDP năm 2022 sẽ tăng trưởng 3% khi nền kinh tế lớn thứ tư châu Á hưởng lợi từ xuất khẩu chất bán dẫn và tăng chi tiêu công.

Số liệu thống kê cho thấy mức tiêu thụ gạo của người dân Hàn Quốc đã xuống mức thấp kỷ lục trong năm 2021, song tốc độ giảm đã chậm lại do nhu cầu bữa ăn gia đình tăng trong bối cảnh dịch COVID-19. Theo Cơ quan Thống kê Hàn Quốc, người dân nước này tiêu thụ trung bình 56,9 kg gạo trong năm ngoái, giảm 1,4% (0,8 kg) so với năm trước đó.

Mặc dù gạo là lương thực chính của người dân Hàn Quốc, song lượng tiêu thụ mặt hàng này đã giảm liên tục kể từ năm 1980 chủ yếu do những thay đổi trong chế độ ăn cũng như thói quen ăn uống. Mức tiêu thụ gạo của năm 2021 đã giảm hơn một nửa so với 30 năm trước, thời điểm lượng tiêu thụ gạo ở mức 116,3 kg. Năm 1980, tiêu thụ gạo bình quân đầu người tại Hàn Quốc ở mức 132,4 kg. Tuy nhiên, tốc độ giảm của năm ngoái đã chậm lại so với mức giảm 3% trong năm 2019 và 2,5% trong năm 2020, khi nhu cầu ăn tại nhà tăng lên do dịch COVID-19 và sự gia tăng số lượng hộ gia đình độc thân. Nhiều người đã chọn nấu ăn ở nhà hơn là ăn ngoài để tránh nhiễm bệnh.

Số liệu thống kê cũng cho thấy giá trị các lô hàng đồ ăn sẵn, được biết đến là sản phẩm thay thế bữa ăn gia đình tại Hàn Quốc, đạt 2.010 tỷ won (1,7 tỷ USD) trong năm 2020, tăng 18,7% so với năm trước đó. So với năm 2016, con số này đánh dấu mức tăng 145%. Lượng tiêu thụ gạo của các nhà sản xuất thực phẩm và đồ uống trong năm 2021 cũng tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước lên 680.157 tấn. Bộ Nông nghiệp cho biết những người cung cấp bữa trưa đóng hộp đã sử dụng lượng gạo nhiều hơn 16,2%.

Tháng 12/2021, Việt Nam xuất khẩu 261,3 triệu USD các mặt hàng NLTS chính tới Hàn Quốc, tăng 29,5% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ có kim ngạch xuất khẩu cao nhất tới thị trường này chiếm 35,1%, thứ hai là thủy sản với 33,1%, rau quả chiếm 5,2%. Trong các mặt hàng xuất khẩu chính, chỉ cà phê và sản phẩm cao su là các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm, còn lại các mặt hàng khác có kim ngạch tăng so với cùng kỳ năm 2020.

Báo cáo chi tiết xem tại đây.



Báo cáo phân tích thị trường