Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Thị trường gạo châu Á tuần 27/7-3/8: giá gạo Thái giảm mạnh
07 | 08 | 2007
Giá gạo châu Á tuần qua có chiều hướng giảm xuống, nhất là gạo Thái Lan. Đồng Baht giảm giá tạo cơ hội cho các nhà xuất khẩu Thái giảm giá chào bán gạo xuất khẩu. Tuy nhiên, giá chưa giảm nhiều bởi nhu cầu trên thị trường nội địa vẫn mạnh. Và các nhà nhập khẩu nước ngoài vẫn đang hy vọng giá giảm thêm nữa, nhất là khi chính phủ Thái vẫn đang cố gắng để ngăn chặn xu hướng đồng Baht tăng giá so với USD.
Việc các nhà nhập khẩu nước ngoài chưa muốn mua lúc này cũng còn do cước phí vận tải tăng. Cước phí vận tải ngày càng tăng đang bất lợi cho các nhà cung cấp gạo Thái. Khách hàng châu Phi thà mua gạo Ấn Độ hay Pakistan hơn là gạo Thái vì cước phí vận tải rẻ hơn nhiều.

               Lúc này, nhiều nhà nhập khẩu Thái Lan vẫn đang tích cực thu mua thóc gạo để thực hiện hợp đồng cũ. Chính yếu tố này hỗ trợ giá gạo nội địa vững ở mức cao, và gián tiếp nâng đỡ giá gạo xuất khẩu. Xu hướng giá này dự báo sẽ còn tiếp diễn trong tuần tới.

               Gạo 100% B của Thái Lan giá chào bán giảm nhẹ xuống 335-338 USD/tấn, FOB, so với 340-343 USD/tấn một tuần trước đây. Gạo 5% tấm giá giảm khoảng 4-8 USD/tấn xuống 325-330 USD/tấn, trong khi gạo 100% đồ giá vững ở 336-340 USD/tấn.

               Tại Việt Nam, giá gạo tiếp tục vững ở mức cao bởi nhu cầu mạnh từ các nhà xuất khẩu, để thực hiện hợp đồng cũ, mặc dù chính phủ đã có lệnh tạm dừng ký hợp đồng mới. Do nhu cầu nội địa mạnh, giá gạo Việt Nam khả năng sẽ tiếp tục vững trong tuần tới mặc dù đang vụ thu hoạch. Tính tới nay, Việt Nam đã ký hợp đồng xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trong đó còn 1,8 triệu tấn chưa giao.

               Giá tham khảo gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam tuần qua vững ở 308 USD/tấn, trong khi gạo 25% tấm nhích lên 295 USD/tấn, FOB Thành phố Hồ Chí Minh, tăng khoảng 3-5 USD/tấn so với một tuần trước đây.

Nga đã sẵn sàng xoá bỏ lệnh cấm nhập khẩu gạo Pakistan. Thông báo chính thức sẽ được đưa ra trong chuyến thăm Nga của phái đoàn Pakistan vào tuần thứ 2 của tháng 8 tới. Nga đã cấm nhập gạo Pakistan vào tháng 12/2006. Trước đó, Nga đã cấm nhập gạo Ấn Độ và Việt Nam, cũng vì lý do chất lượng.

Trước đây, Nga nhập khẩu 0,4-0,5 triệu tấn gạo mỗi năm, cho đến khi đặt ra thuế nhập khẩu gao 70 Euro (92,32 USD)/tấn vào tháng 4/2005. Kể từ đó, nhập khẩu gạo vào Nga chỉ đạt 0,15-0,2 triệu tấn mỗi năm.

               Sản lượng gạo Philippine năm 2007 dự báo sẽ chỉ tăng tối đa 3,5-4%, thậm chí có khi chỉ khoảng 1,5-2%, chứ không thể tăng 5% như mục tiêu đề ra, do hạn hán kéo dài. Là một trong những nước nhập khẩu gạo lớn nhất châu Á, Philippine đã sản xuất 15,33 triệu tấn thóc trong năm 2006, và muốn nâng sản lượng lên 16,23 triệu tấn năm nay. Tuy sản lượng năm nay sẽ không tăng mạnh như dự kiến ban đầu, Bộ trưởng Nông nghiệp Philippine, Arthur Yap, cho biết nước này có thể sẽ không nhập thêm gạo trong năm nay vì nguồn cung trên thị trường nội địa còn dồi dào. Cơ quan Lương thực Quốc gia (NFA) dự kiến sẽ có lượng dự trữ bằng khoảng 34 ngày tiêu dùng, dựa trên cơ sở tiêu thụ trung bình 32.000 tấn/ngày. Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết, bộ này sẽ quyết định nhập thêm gạo. Chính phủ Philippine xác đinh hạn ngạch nhập khẩu gạo theo từng năm để bảo vệ giá nội địa, và hạn ngạch nhập 1,72 triệu tấn năm nay đã được sử dụng gần hết, chỉ còn khoảng 70.000 tấn.

Chính phủ Indonexia đang chuẩn bị một loạt chính sách để đối phó với khả năng giá gạo tăng trên thị trường nội địa. Ngoài ra, ngày 3/8, Bộ trưởng Thương mại Mari Elka Pangestu, cho biết bộ đã cho phép Cơ quan Hậu cần Quốc gia (Bulog) nhập khẩu gạo để đảm bảo đủ lượng dự trữ cần thiết. Bộ đã cho phép cơ quan này nhập khẩu 1,5 triệu tấn gạo, kỳ hạn giao tháng 1/2008, chứ không phải giao vào tháng 12/2007 như kế hoạch ban đầu, do thiếu tàu chở hàng. Tuy nhiên, ưu tiên hàng đầu của Bulog vẫn là mua gạo trong nước. Nhập khẩu gạo chỉ được tiêếnhành khi sản lượng nội địa không đủ cung cấp.

Theo Bộ Thương mại, xuất khẩu gạo Việt Nam sang Indonexia trong 6 tháng đầu năm nay đạt 766,5 triệu USD, tăng 70% so với cùng kỳ năm ngoái, và dự kiến sẽ đạt 1,3 tỷ USD vào cuối năm nay.

Việt Nam đặt mục tiêu thu nhập 1,75 tỷ USD từ xuất khẩu gạo sang Indonexia vào 2010. Trong 6 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã xuất khẩu gần 644.000 tấn gạo sang Indonexia thu được gần 209 triệu USD.

 Đầu tuần này, Thái Lan mới ký hợp đồng bán 200.000 tấn gạo cho Irắc với giá 420 USD/tấn, C&F, kỳ hạn giao tháng 8-9/2007. Mỗi tháng, Irắc nhập khẩu khoảng 87.000 tấn gạo từ một số nước. Do vấn đề hậu cần khó khăn hiện nay, Irắc đang gặp phải tình trạng thiếu gạo, với lượng nhập khẩu trong nửa đầu năm nay chỉ đạt 271.000 tấn, so với 392.000 tấn cùng kỳ năm ngoái.

 Xuất khẩu gạo Thái Lan sang Malaysia năm nay khả năng sẽ tăng 40% so với năm ngoái lên 560.000 tấn, bởi Việt Nam đã tạm dừng xuất khẩu gạo để duy trì an ninh lương thực quốc gia, và  vì người tiêu dùng ở đây thích ăn gạo Thái hơn, vì cả hương vị và chất lượng của nó. Giá nhập khẩu gạo Thái Lan thường cao hơn 20 USD/tấn so với gạo Việt Nam. Malaysia thường nhập khẩu khoảng 800.000 tấn gạo mỗi năm, khoảng 1 nửa trong đó do Thái lan cung cấp, nửa còn lại mua của Việt Nam, Ấn Độ và Pakistan.

Diễn biến giá gạo, USD/tấn, FOB:

Xuất xứ

Loại

Giá 3/8

Giá 27/7

Gạo Việt nam

5% tấm

308

305-308

 

25% tấm

295

290-292

Gạo Thái lan

100% B

335-338

340-343

 

5%

325-330

332-334

 

Gạo đồ 100%

336-340

333-342

 



Nguồn tin: Vinanet
Báo cáo phân tích thị trường