Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Thông tin về thị trường chè Việt Nam
22 | 09 | 2007
Trong năm nay, kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam sẽ lần đầu tiên vượt mức 100 triệu USD với số lượng khoảng 95.000 tấn chè các loại, tăng 20% so với năm ngoái
Cả nước có 35 tỉnh thành trồng chè, tổng diện tích 125.000ha, phần nhiều ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ và Tây Nguyên. Hàng năm Việt Nam xuất khẩu chè đạt trên dưới 100 triệu USD. 
 
Đến nay Việt Nam đã xuất khẩu trà sang 107 nước, đứng thứ 7 về sản lượng, đứng thứ 6 về khối lượng xuất khẩu. Tuy nhiên sản phẩm trà Việt Nam chưa có thương hiệu trên thế giới.
 
Trong năm nay, kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam sẽ lần đầu tiên vượt mức 100 triệu USD với số lượng khoảng 95.000 tấn chè các loại, tăng 20% so với năm ngoái.
 
9 tháng đầu năm 2006, hoạt động xuất khẩu chè của cả nước tương đối khả quan với tổng kim ngạch đạt khoảng 76 triệu USD (tương đương 72.000 tấn), tăng 22% về trị giá và tăng 23 % về lượng so với cùng kỳ năm ngoái. 

 

Việt Nam đã chế biến được khoảng 15 loại chè khác nhau, tuy nhiên xuất khẩu phần lớn vẫn là chè đen (gần 60%), còn lại là chè xanh và một số ít các loại chè khác. Một số các loại chè của Việt Nam được ưa chuộng trên thị trường thế giới là chè ô long, chè đen, chè lài. Tuy nhiên, hiện giá chè xuất khẩu của Việt Nam vẫn ở mức thấp so với sản phẩm cùng loại của các nước trên thế giới. Đơn giá xuất chè của Việt Nam chỉ bằng 55- 70% so với giá xuất của nhiều nước tuỳ theo mặt hàng chè. 

 
Nguyên nhân khiến cho giá chè xuất khẩu của Việt Nam thấp là: Thị trường chè xuất khẩu của Việt Nam chưa thật sự ổn định, do chất lượng chè không cao và được bán dưới dạng nguyên liệu là chính. Việc xây dựng thương hiệu cho chè cũng chưa được quan tâm. Chỉ mới gần đây, chè của Việt Nam mới được các nhà nhập khẩu biết đến với biểu tượng chè ba lá - tên giao dịch là Vinatea. 

 

Lâm Đồng được coi là “vựa chè” của Việt Nam, với 21% diện tích chè cả nước và 27% sản lượng. Thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng cũng được xem là nới có công nghệ chế biến chè sớm nhất từ thời Pháp thuộc. Hiện tại xã Xuân Trường thành phố Đà Lạt vẫn còn lưu lại dấu tích của nhà máy chế biến trà Cầu Đất cách đây 80 năm. Ở đây vẫn còn lưu giữ được những cỗ máy thời người Pháp xây dựng, những cây chè cổ thụ hai vòng tay người ôm…, sẽ là một địa điểm tham quan cho du khách.

 
Lễ hội văn hóa trà
Từ 21 đến 24/12, Lễ hội văn hóa trà sẽ diễn ra tại thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng. Đây là lễ hội về trà đầu tiên của Việt Nam. Góp mặt tại lễ hội có các “danh trà” với 35 thương hiệu khắp cả nước, từ trà Thái Nguyên, trà Bàu Cạn, đến trà Trâm Anh, Tâm Châu... Hoạt động chính là các lễ hội tôn vinh, giới thiệu sản phẩm trà Việt Nam, kỹ thuật sao tẩm, pha chế, giới thiệu nét văn hóa uống trà của Việt Nam... Lễ hội trà lần này nhằm nhiều mục đích giới thiệu ra thế giới sự phong phú của sản phẩm chè Việt Nam nhằm hỗ trợ đẩy mạnh xuất khẩu, đưa trà vào hoạt động du lịch của tỉnh Lâm Đồng, tạo ra nét văn hóa uống trà Việt Nam.

 

Tham gia trưng bày ngoài các sản phẩm trà được chế biến từ cây chè, còn có hàng chục loại trà chế biến từ các loại thực vật, của quả hoa lá khác như trà sâm, trà hồng mai, trà actiso, trà khổ qua, chè dây… Người uống trà sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng trên 200 bộ đồ, dụng dụ pha chế, uống trà từ xưa tới nay của Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Vinanet

Báo cáo phân tích thị trường